Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ – Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 1 bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Câu 1. Đề bài: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận:

Xem thêm: Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ – đầy đủ nhất tại đây

I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 a. Vấn đề nghị luận của văn bản: Hình ảnh mùa xuân trong cảm xúc thiết tha, chân thành của nhà thơ Thanh Hải ” Mùa xuân nho nhỏ”.

b. Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ ” Mùa xuân nho nhỏ”.

  – Hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa, tất cả đều gợi cảm, đáng yêu.

  – Bức tranh mùa xuân, cả màu sắc lẫn âm thanh hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến, đằm thắm, dịu dàng.

   – Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước đến mùa xuân của nguyện ước hòa nhập, dâng hiến chân thành.

  – Người viết thuyết phục các luận điểm bàng sự phân tích, bình giảng những câu thơ, hình ảnh đặc sắc và nhận định về cảm hứng giọng điệu, kết cấu.

c. Bài viết có bố cục 3 phần chặt chẽ, cân đối:

  – Mở bải: từ đầu cho đến ” thật đáng trân trọng”

  – Thân bài: Từ ” hình ảnh mùa xuân…” cho đến ” các hình ảnh của mùa xuân…”

  – Kết bài:  đoạn còn lại.

d. Người viết đã cảm nhận thái độ yêu mến, tin tưởng, tình cảm chân thành thể hiện được những rung động trước vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

II. Luyện tập 

Đề bài: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài: Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Trường Giang và đoạn thơ phân tích.

2. Thân bài

* Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.

* Nội dung đoạn thơ bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ

  – Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà.

  + Một nét vẽ mây núi hùng vĩ.

  + Một cánh chim nhỏ tựa như bóng chiều rơi xuống.

   Thủ pháp tương phản giữa vũ trụ bao la với cá thể nhỏ nhoi làm nổi bật lên nỗi lòng người trong cảnh: cô đơn, nhỏ bé, chấp chơi giữa cuộc đời.

 – Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê)

   Nghệ thuật dùng từ láy âm “dợn dợn” lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).

* Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

  – Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

 – Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh, tả tình.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Đề bài:Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Bài làm…
Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Đề bài: Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức. Bài làm 1.Anh Đức thuộc…
Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn. Bài làm Lỗ Tấn (1881…
Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Đề bài: Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *