Tiết 6 – Ôn tập giữa học kì II trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Giải bài tập Tiết 6 – Ôn tập giữa học kì II trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 2.

Bài 1

Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu)

 

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Định nghĩa

 

 

 

Ví dụ

 

 

 

Gợi ý:

Con suy nghĩ và điền định nghĩa cũng như ví dụ thích hợp vào chỗ trống.

Trả lời:

 

Ai làm gì ?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Định nghĩa

 Câu kể “Ai làm gì?” là loại  câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: làm gì?

Câu kể “Ai thế nào?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi thế nào?

Câu kể “Ai là gì?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: là gì?

Ví dụ

Nam đi học.

Nam hiền hòa, chăm chỉ.

Nam là học sinh lớp 4A.

Bài 2

Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu kể

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Theo TRẦN HÒA BÌNH

Gợi ý:

– Câu kể “Ai làm gì?”: Câu kể “Ai làm gì?” là loại  câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: làm gì?

– Câu kể “Ai thế nào?”: Câu kể “Ai thế nào?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi thế nào?

– Câu kể “Ai là gì?”: Câu kể “Ai là gì?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: là gì?

Trả lời:

Câu kể Ai là gì?: Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.

Cây này có tác dụng giới thiệu nhân vật vào thời còn nhỏ tuổi.

Câu kể Ai làm gì?: Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mít đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

Câu này có tác dụng cho ta biết hành động của nhân vật.

Câu kể Ai thế nào?: Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Câu này có tác dụng cho ta biết trạng thái yên tĩnh của một làng ven sông.

Bài 3

Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học (trong đó có dùng 3 kiểu câu kể nói trên).

Gợi ý:

Con suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi. Trong một lần đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ, bác sĩ Ly dám ngang nhiên đối đầu với tên cướp biển hung dữ. Bác sĩ Ly đức độ, hiền từ nhưng nghiêm nghị và cứng rắn. Chính tên cướp biển đã phải cúi đầu trước bác sĩ Ly vì sự đức độ, hiền từ, nghiêm nghị và cứng rắn đó.

 

– Câu kể “Ai là gì?”: Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi.

– Câu kể “Ai làm gì?”: Trong một lần đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ, bác sĩ Ly dám ngang nhiên đối đầu với tên cướp biển hung dữ.

– Câu kể “Ai thế nào?”: Bác sĩ Ly đức độ, hiền từ nhưng nghiêm nghị và cứng rắn.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn Hướng dẫn Đề bài: Kể những điều…
Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em Hướng dẫn Đề bài: Tả cái cặp của em –…
Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin Hướng…
Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em Hướng dẫn Ta cai thuoc ke cua em –…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *