Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 73 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 73 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1.Tìm các từ có cùng nghĩa với dũng cảm trong số các từ đã cho.

Bài 1

Tìm các từ có cùng nghĩa với “dũng cảm” trong số các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm

Gợi ý:

Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm.

Trả lời:

Các từ đồng nghĩa với dũng cảm là: Gan dạ; anh hùng; anh dũng; can đảm; can trường; gan góc; gan lì, bạo gan, quả cảm.

Bài 2

Ghép từ “dũng cảm” vào trước hoặc sau các từ dưới đây tạo nên các cụm từ có nghĩa.

Tinh thần, hành động, xông  lên, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật

Gợi ý:

Con ghép từ “dũng cảm” vào trong các trường hợp để xem trường hợp nào hợp lí.

Trả lời:

Cần ghép như sau:

– Tinh thần dũng cảm

– Hành động dũng cảm

– Dũng cảm xông lên

– Người chiến sĩ dũng cảm

– Nữ du kích dũng cảm

– Em bé liên lạc dũng cảm

– Dũng cảm nhận khuyết điểm

– Dũng cảm cứu bạn

– Dũng cảm chông lại cường quyền

– Dũng cảm trước kẻ thù

– Dũng cảm nói lên sự thật.

Bài 3

Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B.

A

B

Gan dạ

(chống chọi) kiên cường, không lùi bước

Gan góc

Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì

Gan lì

Không sợ nguy hiểm

Gợi ý:

Con đọc kĩ và ghép nối cho phù hợp.

Trả lời:

Cần tìm như sau:

Gan dạ: không sợ hiểm nguy

Gan góc: chống chọi kiên cường, không lùi bước

Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.

Bài 4

Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một ………… rất …………… Tuy không chiến đấu ở ………., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ………… Anh đã hi sinh, nhưng ………… sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

Gợi ý:

– Can đảm: có dũng khí để không sợ nguy hiểm, đau khổ.

– Người liên lạc: Người làm nhiệm vụ truyền tin để giữ các mối liên hệ.

– Hiểm nghèo: Rất nguy hiểm, khó lòng thoát khỏi tai hoạ.

– Mặt trận: Nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, các trận đánh lớn.

Trả lời:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn Hướng dẫn Đề bài: Kể những điều…
Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em Hướng dẫn Đề bài: Tả cái cặp của em –…
Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin Hướng…
Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em Hướng dẫn Ta cai thuoc ke cua em –…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *