Anh (chị) hãy vận dụng kiến thức trong lịch sử, trong cuộc sống hàng ngày để khẳng định chân lí của câu tục ngữ: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” – Ngữ Văn 12

Thêm một lần nữa, giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” luôn được xác nhận. Nó sẽ mãi là một kinh nghiệm quý báu không chỉ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ đất nước mà còn là kinh nghiệm sống vô cùng hữu ích đối với mỗi con người chúng ta.

    Một bề dày lịch sử với những cuộc chiến tranh khốc liệt, với những khó khăn không tránh được khi dựng nước, với những con người chân chất luôn có nhau đã làm cho Việt Nam tuy nhỏ bé vẫn tồn tại, vẫn phát triển. Dải đất mang dáng hình tia chớp (ý thơ Trần Mạnh Hảo) thân thương của chúng ta đã tích lũy cho mình biết bao kinh nghiệm xương máu trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quôc. Và đặc biệt trong những kinh nghiệm đó tinh thần đoàn kết đã nổi lên trên tất cả. Nó đã được thể hiện qua câu tục ngữ rất hàm súc:

“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”

Thực tế, lịch sử và ngay cả văn học đã cùng quyện chặt vào nhau để chứng minh, để chứng tỏ các kinh nghiệm kia rất thực, rất đúng, rất cần thiết cho con người hôm nay và mãi mãi. Trở về với lịch sử, hòa mình vào xã hội hôm nay, lắng lòng trong những tác phẩm, ta sẽ thâý, ta sẽ tỏ.

Kinh nghiệm “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” đã được thể hiện rất súc tích. Nói đến đoàn kết, ai trong chúng ta cũng hình dung ra được một sự lớn mạnh, đông đảo, một sự đồng lòng, đồng chí của một tập thể, của một cộng đồng. Nhưng khi nói đến chia rẽ, sẽ thấy ngay sự rời rạc, thiếu hẳn đi mối dây liên lạc, thiếu mất đi sức mạnh hùng hậu và sẽ không có sự vượt qua tất cả để sống.

Và rất gần đây, với sự quyết tâm thắt chặt sợi dây đoàn kết, thêm một lần nữa đã đưa ta thoát khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ. Nhân dân dù trên núi cao hay miền xuôi, từ nơi thôn quê hẻo lánh cho đến thành thị, bằng cách thức của mình đã hòa hợp với nhau, cùng chung một ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã cùng nhau đánh đuổi quân xâm lược. Chúng ta làm sao quên được những điều đó. Tiếng hát hôm nao: “Dậy mà đi, dậy mà đi’’ với sự quyết tâm vùng lên, quyết thắng và nỗi thông cảm sâu sắc “bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà, bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà…” đã liên kết dân tộc ta lại. Thế cũng quá đủ để minh chứng “Đoàn kết là sống”.

Không chỉ trong quá khứ oai hùng, đẫm máu, ngày nay giá trị của đoàn kết vẫn còn tồn tại, giữ nguyên vai trò trong lòng đất nước. Khó khăn dày đặc bao phủ la, với hết sức mình, Đảng và nhàn dân đã ra sức quyết vượt lên và hiện nay Việt Nam đổi mới đã có một chỗ đứng vững chãi trong thế giới này. Giả sử nêu không có sự tâm đầu ý hợp thì làm sao có thể tồn lại một Việt Nam, mộtViệt Nam lẫy lừng được chứ? Nếu không có sự hòa hợp thì chia rẽ sẽ xuất hiện và nhanh chóng nó sẽ đánh gục tất cả. Thế đó, đoàn kết luôn là một vũ khí sắt thép nhất mà không có gì địch lại được.

Văn học đã tái hiện lại sức mạnh kì diệu của:

“…Gươm mài đá. đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông cũng cạn… ”

(Cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi)

Một sức mạnh do đoàn kết mà ra. Một sức mạnh vô cùng to lớn như đá, núi phải mòn, nước sông không bao giờ hết cũng phải cạn đi. Sức mạnh của quân dân được ví, đươc so sánh thật lớn lao biết chừng nào.

Truyện Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, truyện “’Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quân, và biết bao nhiêu câu chuyện khác đã giúp cho ta thấy sự thông cảm, sự giúp đỡ, hi sinh xuất phát từ tinh thần đoàn kết có một chỗ đứng vững chắc như thế nào. Từ người già đã kiệt sức, từ những em bé vẫn còn rất nhỏ lẫn thanh niên nam nữ, tất cả đều tham gia kháng chiến, đều chia ngọt sẽ bùi, cùng yêu thương nhau thật nhiều. Ôi! Thật đẹp biết bao trong bất kì trang nào của hai câu chuyện cũng đều mang dáng dấp của tình quân dân, của tinh thần đoàn kết. Chính nó đã đi xuyên suốt tác phẩm làm nền tảng cho sự thành công tốt đẹp. Chín mươi người làng Kông Hoa lần quyết tâm đi theo anh Núp đánh Pháp và phải đói muối, đói cơm. “Em sẽ đi kháng chiến để đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước”. Đó là lời nói của cậu bé Mừng – nhân vật chính của “Tuổi thơ dữ dội”. Cậu bé biết căm,  biết tức đã hòa mình vào vòng suy nghĩ chung để cùng góp phần hình thành sợi  dây liên kết giữa người và người. Thật hay, thật đẹp làm sao!

Trong chúng ta nào ai có thể quên đi câu chuyện bó đũa năm nào ê a đọc trên môi. Với một bó đũa gồm nhiều cây đũa hợp lại, khó có thể bẻ gãy được. Ngược lại, với từng cây đũa, chúng la sẽ rất dễ dàng bẻ gãy được tất cả. Lực liên kết mất đi, thì trước sau từng cá thể sẽ dần không còn tồn tại, tất cả cũng theo đó mà biến mất. Người cha trong câu chuyện đã dùng lí lẽ này để nói với những người con trai của mình, mong họ hãy gắn bó, hãy yêu thương nhau nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Với câu chuyện này chúng ta có thể hiểu thêm “Đoàn kết thì sống,chia rẽ thì chết”. Không chỉ trong chiến đấu trong công cuộc bảo vệ đất nước mới có sự hiện diện của đoàn kết mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, ngay trong gia đình, xã hội, nhà trường. Anh em đoàn kết sẽ giúp cho gia đình hòa thuận, bạn bè đoàn kết sẽ giúp cho lớp học thêm sinh động, thêm đẹp tình bạn hơn, sẽ đưa lớp học tiến bộ hơn, con người trong xã hội đoàn kết, hợp ý sẽ giúp xã hội lớn hớn, con người đẹp hơn về mọi mặt. Có thế, cuộc sống mới muôn màu, muôn vẻ và phát triển hơn. Tinh thần đoàn kết được ứng dụng trong mọi mặt. Trong mọi hoàn cảnh không gian và thời gian, không có sức mạnh tổng hợp nhiều người, nhiều vùng thì làm sao có thể tạo dựng những công trình lớn như hủy diện Sông Đà, dầu khí Vũng Tàu để đất nước ta tồn tại trong thời hiện đại gắn bó của tập thể, của cộng đồng. Ông cha ta chỉ với cặp từ đối lập đó đã khéo léo dẫn ta đi đến kết luận có đoàn kết thì sẽ dẫn đến tồn lại, sự phát triển, và ngược lại không tồn tại tính tập thể thì cũng sẽ không phát triển, từ không phát triển sẽ dẫn đến cái chết, sẽ tự đánh mất, tự hủy hoại mình. Cũng chính từ đó. một lời khẳng định mạnh mẽ vang lên đoàn kết thì sống vì đoàn kết tạo sức mạnh không gì có thể cản trở được, có đoàn kết thì ta sẽ vượt mọi trở ngại thử thách. Đoàn kết là tất cả, tất cả và nào có ai biết bao con người đã ngã xuống.

Quay lại với quá khứ, với buổi đầu dựng nước, một cổ Loa Thành với những thiết kế độc đáo, một An Dương Vương đã lãnh đạo Âu lạc đánh tan quân của một Triệu Đà hung hăng đầy mưu đồ. Thế đó. thành cổ Loa vẫn chưa đủ kiên cố vô địch, một Âu Lạc so ra vẫn còn yếu nhưng vẫn tạo ra đưực một bản sắc riêng, vẫn tạo cho mình chiến thắng nhờ sự đồng lòng, nhờ sự liên kết bền bỉ, nhờ  lực lượng quần chúng đông đảo quyết cùng nhau xây thành, giữ nước. Khi không đồng lòng nữa thì nhà tan, nước mất. Tiến bước thêm, ta sẽ thấy Hai Bà Trưng, Bà Triệu cùng toàn dân, thanh niên trai tráng cùng phụ nữ yếu mềm sánh bước chống trả lại những áp bức của phong kiến phương Bắc thống trị. Đâu đâu ta cũng thấy tập thể cũng thấy tinh thần đoàn kết hiện diện cả. Cũng chính thế nền độc lập nước Việt ta một lần nữa được xác lập bởi Ngô Quyền và chiến công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng in bóng hàng trăm cột gỗ vót nhọn đầu cắm đầy sông. Hàng trăm cọc gỗ không tài nào một người có thể làm được, đóng đựơc mà phải có nhiều người hợp nhau lại để làm. Như vậy. chiến tích mới được thành lập, đất nước mới thoát nạn xâm lăng.

Không chỉ có thế, mội đội quân Mông Nguyên hùng mạnh, vó ngựa đã in đậm cả một châu Âu, hùng vĩ, đã đặt ách thống trị lên nhiều vùng đất châu Á nhưng lại khuất phục trước sức mạnh đoàn kết của nước Nam nhỏ bé. Một ngày mới đã bắt đầu với biết bao điều mới lạ. Thêm một lần nữa, giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” luôn được xác nhận. Nó sẽ mãi là một kinh nghiệm quý báu không chỉ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ đất nước mà còn là kinh nghiệm sống vô cùng hữu ích đối với mỗi con người chúng ta. Riêng em, em nghĩ rằng mình sẽ gắng hòa hợp, đoàn kết hơn với bạn bè, với cuộc sống để có thể “sống”, sống vững vàng, sống đúng nghĩa là một con người. Không những như vậy, với tinh thần đoàn kết, em sẽ cùng mọi người tạo nên sự sống, tạo nên sự thành công không chỉ cho riêng mình mà cho xã hội. Em tin tưởng hoàn toàn vào:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

 Thành công, thành công, đại thành công ”

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *