“Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Hãy bình luận ý kiến trên – Ngữ Văn 12

Bài thơ Tây Tiến ra đời sau khi Quang Dũng rời đơn vị không bao lâu, tại hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh.

Đề bài: “Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Bằng cách phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Lập dàn ý:

1. Mở bài: 

– Dẫn dắt.

– Giới thiệu ý kiến (trích dẫn)

– Giới thiệu khái quát nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

2. Thân bài:

a. Giải thích ý kiến:

– Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.

– Máu thịt và linh hồn: là những gì cần thiết nhất, quan trọng nhất của một cơ thể sống.

– Văn học sử dụng ngôn ngữ làm công cụ và chất liệu để phản ánh và xây dựng hình tượng => là một nét riêng biệt so với các môn nghệ thuật khác.

=> Muốn một tác phẩm trường tồn, được mọi người công nhận nhớ đến nét độc đáo thì bài thơ đó phải có một hình tượng nghệ thuật riêng biệt cùng với lớp ngôn từ sáng tạo và hấp dẫn.

b. Chứng minh ý kiến thông qua phân tích tác phẩm Tây Tiến – Quang Dũng

+  Ngôn từ lãng mạn và bi tráng đã thể hiện được vẻ đẹp và nỗi nhớ núi rừng Tây Bắc:

+ Nghệ thuật dùng từ độc đáo, sáng tạo: khúc khuỷu, thăm thẳm => có giá trị tạo hình => cho thấy sự nguy hiểm, gian nan của cuộc hành trình.

+ Hình ảnh thơ “súng ngửi trời” => nhân hóa, làm nổi bật tư thế sẵn sàng chiến đấu.

+ Phân tích được những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ: giàu tính gợi hình và biểu cảm; nghệ thuật phối thanh độc đáo; thủ pháp đối lập; cách xây dựng hình ảnh thơ vừa gân guốc, khỏe khoắn vừa trữ tình lãng mạn.

+ Chỉ ra được những sáng tạo riêng độc đáo của nhà thơ: ngôn ngữ thơ vừa rất thật, vừa mang màu sắc cổ điển, đậm chất bi tráng.

3. Kết bài:

– Nêu suy nghĩ về bài thơ Tây Tiến.

– Cảm nhận về tài năng dùng từ và xây dựng hình tượng nghệ thuật của nhà thơ.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *