Vẻ đẹp của hai nhân vật Tnú trong “Rừng xà-nu” và Việt trong truyện “Những đứa con trong gia đình”

Đề bài: Vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà-nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành và nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

Đề bài: Vẻ đẹp của hai nhân vật Tnú trong “Rừng xà-nu” và Việt trong truyện “Những đứa con trong gia đình”.

BÀI LÀM

   1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:

     – Truyện ngắn  Rừng xà nu  của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là 2 tác phẩm xuất sắc, phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến.

       Tnú và Việt là hai nhân vật chính của hai tác phẩm. Qua hai nhân vật, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã khắc họa được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ. Ở mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc.

   2. Phân tích vẻ đẹp riêng ở mỗi nhân vật:

      a. Nhân vật Tnú:

  – Con người có cá tính, bất khuất, kiên trung, đã vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.

      + Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng ;

     + Khi thoát ngục Kontum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, được tôi luyện qua nhiều thử thách, trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất khuất, trung thành với cách mạng.

     + Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.

   – Gắn bó với gia đình, bản làng: yêu thiết tha bản làng,  gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình, hết lòng yêu thương vợ con.

   – Nghệ thuật thể hiện: không gian sử thi, cuộc đời sử thi, ngôn ngữ chọn lọc, tạo không khí.

    b. Nhân vật Việt:

   – Mang vẻ trẻ con  hồn nhiên, ngây thơ, vô tư: để mặc chị lo hết mọi việc trong nhà, không sợ kẻ thù, không sợ cái chết nhưng rất sợ ma, lúc nào bên người cũng có cái súng chun,…

   – Tính cách bộc trực, dũng cảm, kiên cường, gắn bó sâu nặng với gia đình, đồng đội, khát khao cầm súng trả thù nhà, đền nợ nước.

       + Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.

       + Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.

       + Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.

       + Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

  – Nghệ thuật thể hiện: Nhân vật được đặt vào một tình huống thử thách đặc biệt; lối trần thuật nửa trực tiếp, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ.

   3. Bình luận:

    – Họ đều là những  điển hình của con người Việt Nam kháng chiến mang thân phận bi kịch, chịu nhiều đau thương, mất mát, giàu tình cảm, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, quê hương.

     – Tuy nhiên, ở mỗi nhân vật lại có những vẻ đẹp riêng:

       + Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *