Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp.
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, đồng thời là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh , có nhiều đổi mới trong nghệ thuật viết truyện.
– “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu ở thời kì sau. Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của Phùng- một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua dó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về thân phận con người.
2. Phân tích:
a. Giải thích ý kiến:
– Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp: khả năng khám phá, phát hiện tinh tế và sự rung động mãnh liệt trước những vẻ đẹp phong phú trong cuộc sống.
– Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người: mối quan tâm thường trực đến số phận con người, nhất là những mảnh đời bất hạnh, thái độ bất bình trước những ngang trái cuộc đời.
b. Cảm nhận về nhân vật Phùng:
– Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp:
+ Phùng tinh tế, nhạy bén, nắm bắt được cảnh đẹp trời cho -> mải mê, say sưa cảm nhận và thưởng lãng, vồ ập nắm bắt và háo hức ghi vào ống kính điêu luyện của mình.
+ Niềm hân hoan của khám phá và sáng tạo đã tràn ngập tâm hồn khi Phùng chìm đắm trong những suy tưởng về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, về sự tận thiện và tận mĩ của nghệ thuật và cuộc sống.
– Một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người:
+ Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài…
+ Lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo lắng, ám ảnh về thân phận và tương lai của họ – nhất là bé Phác.
+ Từ đó, Phùng đã có những thay đổi quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải đến gần hơn cuộc sống, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị nhân sinh; người nghệ sĩ cũng phải đến gần với cuộc sống và con người, không được có cái nhìn thờ ơ, vô cảm.
Nhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu.
c. Nghệ thuật thể hiện:
– Nghệ thuật trần thuật
– Vai trò người kể chuyện: Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Phùng được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc.
– Nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt (tình huống nhận thức). Nhân vật phải liên tiếp đối mặt với những cảnh đời trái ngược qua đó làm nổi bật lên các bình diện nhân cách của nhân vật nghệ sĩ.
3. Đánh giá:
– Hai ý kiến trên bàn về những vẻ đẹp khác nhau trong tâm hồn người nghệ sĩ Phùng: ý kiến thứ nhất đề cao phẩm chất hàng đầu của một người nghệ sĩ: sự nhạy cảm và niềm say mê cái đẹp; ý kiến thứ hai nhấn mạnh phẩm chất đáng quý của người nghệ sĩ là tấm lòng hướng đến cuộc sống và con người.
– Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành cái nhìn cái nhìn thống nhất và toàm diện về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật nghệ sĩ Phùng, giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn vẻ đẹp của nhân vật này cũng như thấm thía hơn tư tưởng của nhà văn.
Hoctotnguvan.vn