Trình bày suy nghĩ của anh(chị) về quyết định dứt khoát của nhân vật Hồn Trương Ba với Đế Thích cho cu Tị được sống lại và mình được chết hẳn, chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Qua quyết định dứt khoát này, ta càng thấy Trương Ba là một con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, Trương Ba là một con người nhận thức được thế nào là một cuộc sống đích thực, có ý nghĩa.

  Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã thể hiện nỗi đau khổ, day dứt ngày càng lên cao đến mức không chịu được của nhân vật Trương Ba từ khi hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt. Hồn Trương Ba luôn bị day dứt, dằn vặt đau khổ bởi bị mâu thuẫn gay gắt giữa cái thân xác phàm phu tục tử bên ngoài với tâm hồn thanh sạch, cao đẹp bên trong, chính vì vậy mà Hồn Trương Ba có một quyết định dứt khoát là xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại và mình được chết hẳn, chứ không nhập hồn vào thân xác ai nữa.

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập vào thân xác ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Tính hợp lí của quyết định này của Hồn Trương Ba được Lưu Quang Vũ trình bày một cách chặt chẽ, theo đúng diễn biến tâm lí của Hồn Trương Ba.

Ngay từ lúc Hồn Trương Ba được tiên Đế Thích cho nhập vào xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba đã phải khổ đau, trăn trở và ngày càng thấm thía nỗi đau xót, trớ trêu khi lâm vào một tấm bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

Hồn Trương Ba không thể chịu đựng được nữa trong cảnh sống như thế, mà chỉ muốn được sống thực sự là mình “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn…” và đã phản kháng lại tiên Đế Thích “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khúc, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.

Tính hợp lí trong quyết định của Hồn Trương Ba càng được thể hiện rõ, dứt khoát ngay sau cái chết của cu Tị. Hồn Trương Ba dứt khoát không để tiên Đế Thích cho nhập hồn mình vào xác của cu Tị, mà chọn cái chết để hồn được thanh thản và xin cho cu Tị được sống, vì Hồn Trương Ba rất yêu mến cu Tị bởi cu Tị là đứa bé “ngoan lắm, khôn lắm”. Hơn nữa, Hồn Trương Ba khi thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống thì Hồn Trương Ba thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối”: “Nhập vào cu Tị… Tôi, một ông già gần sáu mươi, cu Tị còn chưa bắt đầu cuộc đời, còn đang tuổi ăn, tuổi lớn, chạy nhảy vô tư… Bao nhiêu sự rắc rối. Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào, khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên mười”. Càng nghĩ, Hồn Trương Ba càng thấy oái  oăm rắc rối hơn. Trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn, thằng cu Tị bỗng thành ông nội, con bé đời nào chịu. Tôi đã lường trước thấy bao sự không ổn, ông Đế Thích ạ”. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến nhân vật Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát là để cho cu Tị được sống, còn mình nhận lấy cái chết để được thanh thản. Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ nút kịch được mở.

Qua quyết định dứt khoát này, ta càng thấy Trương Ba là một con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, Trương Ba là một con người nhận thức được thế nào là một cuộc sống đích thực, có ý nghĩa.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *