Anh (chị) hãy nêu những bài học thấm thìa nhất về cuộc đời và thư của Nguyễn Đình Chiểu

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng để lại nhiều bài học. Những điều thấm thìa nhất trong sự nghiệp thơ văn ông là có một sự thống nhất cao độ, tuyệt đẹp giữa lí tường sống

Anh (chị) hãy nêu những bài học thấm thìa nhất về cuộc đời và thư của Nguyễn Đình Chiểu.

BÀI LÀM

   Nhận xét về cuộc đời và thơ văn Đồ Chiểu, ông Phạm Văn Đồng viết: “Trên trời có vì sao có ánh khác thường”. Điểu khiến ta thấm thìa nhất qua cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu phải chăng là cuộc đời ấy đã nêu cao tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là sự gắn bó với cuộc kháng chiến chống xâm lược. Pháp và “tấm lòng thuỷ chung son sắt với nước với dân cho đến hơi thở cuối cùng” (SGK Ngữ văn I, tập I — Phim Trọng Luận, Tổng chú biên). Một con người chiến đấu suốt đời không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho nhân dân đất nước với một khí phách, một nghị lực phi thường. Bình thường một con người sống cương trực, thẳng thắn, biết yêu quý lẽ phải, đứng về phía chân lí, đấu tranh chống lại bọn bất nghĩa, bất nhân… đã là đáng để cho ta tôn trọng mến yêu. Với Đổ Chiểu, sống trong mù loà, tàn tật mà vẫn giữ được đạo lí, cốt cách cao đẹp thì lại càng đáng kính phục biết bao nhiêu. Giặc Pháp nhảy vào Nam Bộ, không đánh được bằng gươm, ông đánh giặc bằng mưu trí, cùng bàn kế đánh giặc với các lãnh tụ nghĩa quân như Trương Định, Đốc Binh Là. Giặc chiếm hốt Nam Bộ, sống trong đất giặc chiếm, ông từ chối mọi sự mua chuộc của kẻ thù, kiêu quyết giữ vừng khí tiết đến phút chót cuộc đời trong khi biết bao kẻ làm ngơ trước nỗi nhục của giang sơn, đất nước, cam tâm làm tay sai cho giặc. Phải đặt trong hoàn cành đó chúng ta mới thấy nhân cách cao cả và tấm lòng tận trung, ngay thắng của nhà thơ mù Đổ Chiểu.

   Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng để lại nhiều bài học. Những điều thấm thìa nhất trong sự nghiệp thơ văn ông là có một sự thống nhất cao độ, tuyệt đẹp giữa lí tường sống trong; cuộc đời và trong thơ văn. Thơ văn ông cho thấy người chiến sĩ Nguyễn Đình Chiểu, nhà thư đầy khí tiết Gia Định, thầy giáo mù Đồ Chiểu và nhà thơ ở Ba Tri… là một. Trước khi Pháp sang, ông đã dùng ngòi bút để “đâm mấy thằng gian” vô đạo, bất nhân. Đến khi Pháp sang, ông tiếp tục nêu cao Ánh thân chiến đấu vì chính nghĩa bằng ngòi bút, sắc bén của mình, ở Nguyễn Đình Chiểu, văn với người là một. Ông viết thế nào thì sống và hành động thế ấy. Văn thơ của ông thể hiện rất rõ chân dung tinh thần của ông. Một con người luôn vì nghĩa đứng về lẽ phải chống lại cái ác và bọn bất nhân một cách quyết liệt đến cùng. Trước khi Pháp sang, với tác phẩm  Lục Vân Tiên, ông đã thể hiện rõ lí tưởng sống này. Ông ca ngợi hết lời những con người cao đẹp vì nghĩa xả thân đánh cướp, trừ gian như Vân Tiên. Hớn Minh, Tử Trực… Ông cũng ca ngợi và tôn vinh những con người thuỷ chung và trong sáng, có nghĩa có tình như Kiều Nguyệt Nga. Mặt khác, ông lên án bọn người bất nhân, bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thế Loan… Yêu và ghét ở Đổ Chiểu rạch ròi, phân minh không một chút lẫn lộn thiện ác, bạn thù. Giặc Pháp xâm chiếm nước ta, quân bán nước và lũ cướp nước giờ đây trở thành bọn bất lương, bất nghĩa

   Sống trong vòng vây của giặc, trước bao nhiêu âm mưu dụ dỗ. Đồ Chiểu vẫn nêu cao linh thần trung nghĩa, ngòi bút của ông vẫn sáng ngời chủ nghĩa yêu nước.

   Thà cho trước mắt mà mù

Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân than

   Cho đến những ngày cuối đời, quê hương, đất nước rơi hẳn vào tay giặc, từ trong đau thương mất mát, thơ văn Đồ Chiểu vẫn vứt lên những âm thanh trong trẻo thể hiện niềm tin ở tương lai đất nước :

   Chừng nào thánh để ân soi thấu

    Một trận mưu nhuần cửa núi sông

(Xúc cánh)

   Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc đời hết lòng vì nghĩa. Dù mù loà, tàn tật, dù gieo neo, vất vả con người tưởng như là phế nhân ấy vẫn một lòng tôn thờ chính nghĩa quyết liệt chống lại các thế lực bạo tàn, phi nhân bằng ngòi bút sắc bén cùa mình. Ông sống thế nào thì viết thế ấy. Trung thực và thẳng thắn, thư văn ông là tâm hồn và chí khí của ông. Làm sao không xúc động và thấm thía trước một cuộc đời, một sự nghiệp văn chương và một nhân cách cao cả như thế!

loigiaihay.com

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *