Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích

Viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề này. Nguyễn Đình Chiểu-một nhà thơ mù sống ở Nam bộ ,đã ra đi vào cuối thế kỉ XIX(1888), ông để lại những tác phẩm bất hủ ,vượt thời gian, đặc biệt là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ,Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ đánh Tây.

   Ai đã và đang học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đều có những nhận thức sâu sắc về lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một chiến sĩ suốt đời phấn đấu, hi sinh vì nghĩa lớn. Cho dù bị mù cả hai mắt ,không trực tiêp cầm súng để đánh giặc giết Tây nhưng ông đã cầm bút và coi văn chương là một vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù . Ngòi bút của ông đã “làm sống lại”một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại”,tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại ,cổ vũ mạnh mẽ cuộc chiến đấu ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh động và não nùng“, tiêu biểu nhất là tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ,lần đầu tiên trong văn học nước nhà ,người nông dân chân lấm tay bùn xuất hiện với tư thế là một nghĩa sĩ ,và đây là “khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”.

   Là chứng nhân lịch sử của cuộc chiến đấu nhưng không chứng kiến bằng mắt mà bằng sự cảm nhận cả trái tim của người nông dân yêu nước, Nguyễn Đình Chiểu đã vẻ nên một bức tranh sống động ,khí thế của một thời đại,trong tình thế “súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ”. Trong tác phẩm, hình ảnh nhân dân Nam bộ nỗi dậy đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân thực là xúc động .Họ là những con người bình thường ,giản dị “cui cút lam ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng, trâu …việc cuốc,việc cày ,việc bừa việc cấy…” .Còn “tập khiên tập súng ,tập mác ,tập cờ mắt chưa từng ngó”; thấy kẻ thù đi lại nghêng ngang thì ghét cay ghét đắng:“bữa thấy bong bong che trắng lốp muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói đen xì muốn ra cắn cổ”.

   Một loạt hình ảnh chân thực nhất, xúc động nhất hiện ra trong từng con chữ, người đọc như thấy rõ mồn một những con người nghèo nàn,yêu nước ,hiền hoà, giàu đức hy sinh . Với giới trẻ ngày nay ,khi chúng ta đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ,nhiều người cho rằng họ là những người “tầm thường”, “quê mùa”, nhưng từ trong cái vỏ tưởng chừng “tầm thường”, “quê mùa” đó đã rực sáng một trái tim yêu nước ví đại. Khi lâm trận, những người nông dân áo vải xông vào trận địa, họ như những chiến binh anh hùng và dũng cảm nhất “kẻ đâm ngang ,người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn linh; bọn hè trước, lũ đón sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng, súng nổ”. Dù nghèo khổ, lạc hậu nhưng nhân dân Nam bộ sẵn sàng hy sinh tất cả để chống lại kẻ thù, cho dù chúng là ai, hiện đại thế nào… Bằng tấm lòng yêu nước, họ đã chiến đấu quyết liệt và sẵn sàng hi sinh, vì tổ quốc, vì đất nước, dân tộc.

   Đọc bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ai cũng phải ngạc nhiên và thán phục sát đất cái tinh thần yêu nước của nhân dân Nam bộ, nghèo vật chất nhưng không nghèo tinh thần. Vũ khí mà họ chiến đấu chỉ là những vật dụng hết sức thô sơ và đơn giản nhưng bằng nghị lực phi thường họ sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa.

   Với trái tim yêu nước và ngòi bút nhân nghĩa,Nguyễn Đình Chiểu đã “ca ngợi những người nông dân thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Thơ văn ông là tiếng khóc, là nước mắt não nùng của cả dân tộc khóc cho những người quên mình vì đại nghĩa, ”sống đánh gặc thác cũng đánh giặc,linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện trả thù kia”.

   Giọng văn mạnh mẽ, lời lẽ hùng hồn ,từ ngữ giản dị ,mộc mạc và gần gũi ,tác phẩm đã đi vào lòng người và để lại những ấn tượng mạnh mẽ. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc-một bài văn tế có thể xếp vào hàng văn tế hay nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Đó là một tác phẩm bất hủ ,vượt thời gian ,luôn đồng hành với dòng chảy của văn học .Tuổi trẻ ngày nay ,nếu ta biết cách để đón nhận nó thì đây là bài học rất bổ ích về lòng yêu nước.

loigiaihay.com

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *