Cảm nhận bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ Thu điếu đã gợi tả vẻ đẹp mùa thu làng quê, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Nguyễn Khuyến

I. Hiểu biết chung.

– Tác giả (SGK).

– Chùm thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

Ba bài thơ sử dụng bút phát chấm phá để gợi tả mùa thu ở làng quê cỏ vẻ đẹp trong sáng, thanh sơ, vắng lặng qua cái nhìn đắm lặng và sự rung động tinh tế của hồn thơ. Ba bài thơ còn thể hiện niềm ưu tư trước thời cuộc với nỗi buồn đất nước kín đáo, da diết.

– Bài thơ Thu điếu (Câu cá mùa thu) có nét đặc sắc riêng khi thể hiện được thần thái của mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ.

II. Hướng cảm thụ.

1. Nếu trong Thu vịnh khung cảnh mùa thu thật rộng lớn, bát ngát thì ở bài thơ này khung cảnh mùa thu được giới hạn trong ao thu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyên câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo lờn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Không gian hẹp nên hình ảnh nào cũng nhỏ nhắn, duyên dáng: chiếc thuyền câu bé tẻo, làn sóng gợn tí, lá vàng rơi. Bằng xúc giác, nhà thơ đã cảm nhận hơi lạnh man mát tỏa ra từ làn nước ao thu. Nước mùa thu xanh, trong veo, hất dộng. Cơn gió vô tình lùa qua làm lao xao mặt nước, sóng gợn lên một tí rồi phẳng lặng trở lại, lá vàng khẽ đưa chơi vơi làm cho cảnh thu thêm sinh dộng. Tất cả đã đựng lên không khí tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Chiếc thuyền câu xuất hiện cho thấy dấu vết của cuộc sống nhưng không khuấy động được không khí yên tĩnh của chiều thu.

Gió thu nhè nhẹ hòa hợp với hơi thu se lạnh và lá vàng chơi vơi đem đến cho mùa thu vẻ đẹp tự nhiên trong sáng êm đềm và gợi cảm giác lâng lâng mát mẻ. Hồn thơ đang đắm chìm trong vẻ đẹp thân thuộc bình dị, đơn sơ ấy.

Không gian được mở rộng và nâng lên:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Những cụm mây trắng lơ lửng in trên nền trời xanh biếc. Không gian cũng bất động như làn nước để gợi lên hồn thu yên ả, tịch mịch. Ngõ trúc quanh co hun hút càng làm tăng thêm chiều sâu thanh vắng. Chỉ cần một hình ảnh ngõ trúc thân thuộc, tác già cũng đã lột tả được không khí thần thái của làng quê.

Đặc sắc nghệ thuật của Thu điếu là sự hòa diệu của màu sắc trong trẻo: xanh trời, xanh nước, xanh trúc, xanh bèo, của cử động: gợn tí, sẽ đưa, đớp động; của hình ảnh: nước trong, trời cao, mây trắng, ngõ vắng, thuyền câu. Tất cả như say trong cái tĩnh lặng. Chi có một âm thanh khuấy động: tiếng cá đớp, nhưng âm thanh này cũng góp phần làm tăng thêm cái tĩnh của chiều thu. Từ thi liệu đến nghệ thuật tả, lấy “động” để tả “tĩnh” biểu hiện vẻ đẹp cổ điển của bài thơ. Cách gieo vần eo cho thấy không gian như đang thu lại, hơi lạnh cũng se sắt và nhà thơ cũng đang thu mình trong cô đơn, u uẩn.

Sự rung động tinh tế và niềm say mê trước vẻ đẹp bình dị của mùa thu quê hương đã bộc lộ tình quê hương tha thiết của nhà thơ. Bài thơ mở ra một thế giới trong sáng, yên tĩnh, sâu lắng. Đó cũng là thế giới tâm hồn của nhà thơ, tương phản với chốn quan trường nháo nhác, lợi danh.

2. Hình ảnh nhà thơ.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng dược,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nhà thơ đi câu cá nhưng chi thấy tựa gối ôm cần nhìn trời mây, lá rụng, đắm say cùng cảnh vật rồi hồn thơ trôi tận đâu đâu. Đến khi có tiếng cá đớp, nhà thơ mới giật mình quay về thực tại. Chứng tỏ nhà thơ đâu có tha thiết gì đến việc câu cá.

Người xưa lấy việc câu cá để đợi thời như Khương Tử Nha đời nhà Chu, hay lấy việc câu cá để lánh xa danh lợi như Nghiêm Tử Lãng đời nhà Hán – Trung Hoa, Nguyễn Khuyến đi câu là lánh dục, về với thiên nhiên thanh trong, để giữ cho tâm hồn được yên tĩnh thanh cao. Trong hoàn cảnh đất nước thời bây giờ, việc làm này cho thấy một nhân cách thật đáng quý, đáng trọng.

III. Kết luận.

– Thu điếu gợi tả vẻ đẹp mùa thu làng quê, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Bài thơ còn kín đáo thể hiện nỗi buồn đất nước và nhân cách đẹp của nhà thơ.

– Bài thơ sử dụng bút pháp cổ điển trong gợi tả những ngôn từ thuần Việt giản dị, tinh tế có khả năng lột tả được thần thái của cảnh và trạng thái tâm hồn thi nhân.

Hoctotnguvan.vn

 

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *