Hãy cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ gìa, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nêu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Diệu và thơ ông trước Cách mạng…

Hãy phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ gìa,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

 Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

(Vội vàng -Văn 11, Nhà Xuất bản Giáo dục, 1999, trang 124)

DÀN Ý

   Các ý chính:

   Nêu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Diệu và thơ ông trước Cách mang, vị trí của đoạn trích.

   Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985) “là thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), làm thơ, viết văn, nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật. Trước Cách mạng, có hai tập thơ Thơ thơ, Gửi hương cho gió, tập văn xuôi Phấn thông vàng.

   Đoạn trích trong bài Vội vàng, rút trong tập Thơ thơi 1938).

   Hai câu đầu đoạn trích: Thời gian đi qua rất nhanh không thể gì níu kéo.

   Sáu câu tiếp: Thiên nhiên vũ trụ vô hạn, tồn tại vĩnh cứu, trong khi đó cuộc đời của con người có hạn. Vì vậy Xuân Diệu cảm thấy lo lắng, băn khoăn, có thể nói là hốt hoảng trước hiện thực phũ phàng, cớ ước vọng hành động chạy đua với thời gian.

   Hai câu tiếp: Xuân Diệu rất nhậy cảm với thời gian qua đi (“Mùi năm tháng đều rớm vị chia phôi – Khắp núi sông vẫn than thầm tiền biệt”).

   Tất cả các ý trên đều nói lên một điều. Xuân Diệu có ý thức khẳng định cái tôi cá nhân. Người đọc cũng cảm nhận được Xuân Diệu là một con người ham sống, yêu đời, luôn mong muốn giao hòa với đời, với mọi người.

loigiaihay.com

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *