Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng minh điều này qua “Vội vàng”

Hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám được Hoài Thanh nhận xét rất chính xác …

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng minh điều này qua “Vội vàng”

NHỮNG Ý CHÍNH

    Hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám được Hoài Thanh nhận xét rất chính xác và tinh tế trong ba từ: “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Tha thiết rạo rực là yêu đời; băn khoăn là chán nản trước cuộc đời. Ngờ như mâu thuẫn, nhưng đó lại là hai mặt có mối quan hệ nhân quả, thống nhất biện chứng với nhau trong hồn thơ Xuân Diệu.

   Vội vàng được xem như lời tự bạch của Xuân Diệu. Vì thế, trong một chừng mực nhất định, bài thơ có thể giúp ta hiểu được hồn thơ “tha thiết, rạo rưc băn khoăn” ấy, bởi nhìn trên tổng thể, ba từ này có thể ứng với ba đoạn văn:

   Đoạn 1: Tình yêu cuộc sống, yêu đời tha thiết của Xuân Diệu (trong tha thiết” có bao hàm ý say mê) được thể hiện qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ, qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người.

   Đoạn 2: Nỗi băn khoan trước cuộc đời của Xuân Diệu được nói lên qua vần thơ triết lí về nhân sinh và bức tranh thiên nhiên đối lập với bức tranh ở đoạn trên.

   Đoạn 3: Tình yêu cuộc sống, yêu đời rạo rực của Xuân Diệu lại bừng lên trong từ “rạo rực” có bao hàm ý hối hả, cuồng nhiệt, vội vàng) được bộc lộ rõ trong những ước muốn đến với cuộc sống đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng nhà thơ

   Thơ ca thời nào mà chẳng có ong bướm, hoa lá, yến anh. Nhưng dễ thường chưa có ai nói đến những điểu đó thiết tha và say đăm như Xuân Diệu:

   Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

   Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

   Này đây lá của cành tơ phơ phất;

   Của yến anh này đây khúc tình si.

                                       (Vội vàng)

   Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ điều đó (qua nội dung cảm xúc và đặc sắc nghệ thuật).

NHỮNG Ý CHÍNH

    Với Xuân Diệu, ong bướm, hoa lá, yến anh là thiên nhiên gần gũi, là cuộc sống quanh ta mà nhà thơ yêu mến. Không phải một tình yêu bình thường, mà là một tình yêu thiết tha, say đắm đối với thiên nhiên đến mức ngây ngất, si mê. Nhà thơ đã phát hiện ra ở những sự vật bình thường ấy, những vẻ đẹp mới lạ và thổi hồn mình vào đó khiến cho chúng thắm tình, dậy sắc, lên hương,… Cũng chỉ là ong bướm, hoa lá, yến anh thôi mà dưới ngòi bút Xuân Diệu, chúng đã hiện ra như một thiên nhiên ở thì xuân sắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình ngọt ngào quyến rũ như một thiên đường trên mặt đất vậy.

   Bức tranh thiên nhiên đắm say xuân tình, xuân sắc ấy được bộc lộ rõ qua hình ảnh, âm điệu và ngôn ngữ thơ:

   Hình ảnh: sự sống và tình yêu cứ tràn và lên men ngây ngất: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, lúc tình si.

   Âm điệu: Dìu dặt, ngọt ngào, say đắm của câu thơ tám chữ nhờ sự hài hòa của âm thanh và cấu trúc nghệ thuật của khổ thơ:

   Của… này đây…

   Này đây… của…

   Này đây… của…

   Của… này đây…

   Ngôn ngữ: Gợi cảm, gợi liên tương đẹp trong tình yêu: tuần thảng mật, xanh rì, pha phất, yến anh, tình si.

loigiaihay.com

 

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *