Cá tính con người ta bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng. Sự giải phóng có thể tai hại ở chỗ khác, ở đây nó chỉ làm giàu cho thi ca. Cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê”. [(Một thời dại trong thi ca)]. a) Vì sao

Cá tính con người được giải phong đã làm giàu cho thi ca ở chỗ: Thơ ca là tiếng nói riêng của cá nhân thi sĩ trước một cuộc đời được bộc lộ chân thành,..

   Cá tính con người ta bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng. Sự giải phóng có thể tai hại ở chỗ khác, ở đây nó chỉ làm giàu cho thi ca. Cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê”. (Một thời dại trong thi ca).

a) Vì sao Hoài Thanh lại nói: “Sự giải phóng có thể tai hại ở chỗ khác, ở đây nó chỉ làm giàu cho thi ca?” Giải thích và chứng minh qua thơ mới.

b) Từ đó, hãy cho biết vì sao thơ mới đã chiến thắng thơ cũ?

NHỮNG Ý CHÍNH

   Cá tính con người được giải phong đã làm giàu cho thi ca ở chỗ: Thơ ca là tiếng nói riêng của cá nhân thi sĩ trước một cuộc đời được bộc lộ chân thành, tự nhiên nhất đối với từng thi sĩ. Vì vây, nếu cá tính con người (tức “cái tôi” của thi sĩ bị kiềm chế thì thơ khó có thể phát triển mạnh mẽ và phong phú; chỉ khi nào cái cá tính ấy được giải phóng thì cảm xúc của thi nhân mới tuôn trào để làm giàu cho thi ca. Và khi, cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê thì lúc đó, thư ca mới bùng nổ mãnh liệt để tạo rạ một thời đại thi ca phong phú với sự xuất hiện cùng một lần những hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu…

   Thơ mới chiến thắng thơ cũ chính là vì trong bối cảnh lịch sở – xã hội đầu thế kỉ XX – đặc biệt những năm 30, cái cá tính ấy (tức “cái tôi” đã được giải phóng và bùng nổ mãnh liệt, đem đến cho thi nhân nhiều cảm xúc mới mẻ và những cách tân nghệ thuật táo bạo trong thơ. Thơ mới ào ạt ra đờt như một phong trào có sức cuốn hút mạnh mẽ, chiếm lĩnh được thị hiếu của người đọc hiện đại. Nó đã chiến thắng thơ cũ và thay thế thư cũ, mở ra một thời đại mới trong thi ca như một qui luật tất yếu vậy.

(Theo Nguyễn Xuân Lạc)

loigiaihay.com

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *