Soạn bài Tinh thần thể dục siêu ngắn nhất trang 172 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Nội dung chính:
Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của nhân dân ta vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.
Trả lời câu 1 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Bố cục và cách dựng truyện đặc sắc:
– Bố cục:3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến nay sức, Lê Thăng): Trát quan về làng.
+ Phần 2 (tiếp đến vâng): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí.
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.
– Cách dựng truyện:
+ Truyện kết cấu như như vở bi – hài kịch.
+ Ba nhân vật đối thoại với lí trưởng đại diện cho những tầng lớp khác nhau ở nông thôn dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đều chịu chung tai họa do trò “thể dục thể thao” gây ra.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Khai thác mâu thuẫn truyện:
– Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: mâu thuẫn giữa chính quyền bịp bợm, tàn bạo với người dân nghèo khổ.
– Mâu thuẫn riêng ở từng cảnh:
+ Cảnh đối thoại giữa anh Mịch – lí trưởng: kẻ đói rách cùng cực phải đi xem bóng đá.
+ Cảnh đối thoại giữa bác Phô gái – lí trưởng: người ốm đau phải đi xem bóng đá.
+ Cảnh đối thoại giữa cụ phó Bính – lí trưởng: người bận đi ăn cưới phải đi xem bóng đá.
+ Cảnh săn lùng những người trốn đi xem bóng: “khán giả” lẽ ra phải đi với sự tự nguyện, vui vẻ thì đây khổ sở, trốn chui trốn lủi và bị săn lùng.
+ Cảnh áp giải đoàn người: nghiêm ngặt, chặt chẽ như áp giải tù binh.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Ý nghĩa của truyện Tinh thần thể dục:
– Vạch trần sự tàn bạo, bịp bợm của chính quyền thực dân nửa phong kiến qua cái gọi là “phong trào thể dục thể thao”.
– Phản ánh thảm cảnh khốn khổ, cùng cực của dân ta.
Hoctotnguvan.vn