Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận siêu ngắn nhất trang 23 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).
a. Tìm hiểu đề
– Vấn đề nghị luận: giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
– Kiểu bài: nghị luận văn học.
– Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
– Phạm vi tư liệu: đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
b. Lập dàn ý
MB: Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh và dẫn dắt vào vấn đề giá trị hiện thực của đoạn trích.
TB:
– Giải thích: thế nào là giá trị hiện thực.
– Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích:
+ Cuộc sống xa hoa tột đỉnh của phủ chúa.
+ Cuộc sống âm u, thiếu sinh khí nơi phủ chúa.
+ Thái độ của tác giả.
+ Nghệ thuật phản ánh giá trị hiện thực.
KB: Khẳng định giá trị hiện thực của đoạn trích và tài năng của tác giả.
Câu 2
Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình II).
a. Tìm hiểu đề
– Vấn đề nghị luận: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
– Kiểu bài: nghị luận văn học.
– Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
– Phạm vi tư liệu: chọn 1 bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
b. Lập dàn ý
MB: Dẫn dắt vào vấn đề tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
TB:
– Giải thích: thế nào là ngôn ngữ dân tộc.
– Biểu hiện của tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc qua bài thơ Tự tình II:
+ Sử dụng văn tự Nôm.
+ Sử dụng các từ ngữ thuần Việt đắc dụng.
+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.
KB: Khẳng định tài năng và vị trí của HXH trong văn học trung đại.
Hoctotnguvan.vn