Đề số 4 – Đề kiểm tra học kì 1 – Ngữ văn 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 11

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người? Khó mà lường được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng cách thở hít vào phổi cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh.

            Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi cảm giác thất vọng. Sự trong lành mà họ trông đợi đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ “mạnh

ai nấy được” trong nuôi trồng thủy sản…. Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn phân hóa học, 1.500 tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm nước sông đen ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị Vải trong lưu vực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công nghiệp Mĩ Xuân…

            Trở lại với chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe trên đường phố. Trong cái nóng thiêu đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng thêm ngột ngạt. Rồi đây, “dân giàu” lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi vạch dừng xe của  đường phố không thể mở rộng hơn để tương thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm ngột ngạt và nghẹt thở.

                  (Theo Tương Lai, Môi trường và phát triển, báo điện tử Nguoidaibieu.com.vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2.Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm)

Câu 3.Theo tác giả bài viết, về nông thôn con người có tìm được không khí trong lành không? Vì sao? (1.0 điểm)

Câu 4. Hãy trả lời ngắn gọn câu hỏi của tác giả bài viết: Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người khi môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

    Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu đến khi đâm chết Bá Kiến và tự sát.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ

*Cách giải:

PCNN: Báo chí

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Nội dung văn bản: Tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở cả thành thị lẫn nông thôn hiện nay.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Theo tác giả, về nông thôn cũng không được hưởng không khí trong lành bởi nông thôn hiện nay cũng đang bị ô nhiễm nặng nề vì chất thải công nghiệp, chất thải của làng nghề, chất thải trong nuôi trồng thủy sản….

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến sức khỏe của con người:

– Mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…

– Tăng nguy cơ ung thư, dị tật bẩm sinh…

II. LÀM VĂN 

*Phương pháp:

– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

v  Yêu cầu chung:

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

v  Yêu cầu nội dung:

     • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đề tài chính là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Dù viết về đối tượng nào, những tác phẩm của ông cũng thấm đượm tinh thần nhân đạo.

Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thức xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

     • Giới thiệu nhân vật Chí Phèo

– Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

– Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất  lương thiện đích thực.

– Bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường lưu manh, chịu bi kịch tha hóa, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

     • Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu đến khi đâm chết Bá Kiến và tự sát. 

Chí Phèo bước vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

* Nguyên nhân:

– Trực tiếp: Do bà cô Thị Nở.

– Gián tiếp: Định kiến của làng Vũ Đại.

* Diễn biến tâm trạng:

(+) Đau đớn và tuyệt vọng khi khát vọng bị dập tắt:

– Khi Thị Nở đến và trút hết vào mặt hắn tất cả những lời của bà cô, Chí Phèo cười -> nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu  ngẩn người  ngẩn mặt không nói gì.

– Khi Thị Nở bỏ về, Chí Phèo đứng lên gọi lại  chạy đuổi theo, nắm lấy tay.

– Khi Thị Nở gạt ra, tiện tay giúi thêm cho một cái, Chí kêu làng, ăn vạ  tuyệt vọng, đau khổ  phẫn uất.

– Muốn thực hiện hành động tội ác  uống thật nhiều  càng uống càng tỉnh  buồn, thấy thoang thoảng hơi cháo hành  ôm mặt khóc rưng rức.

(+) Nhận diện và trừng trị kẻ thù:

– Trong nỗi đau tột cùng, Chí Phèo xách dao đi với ý định đâm chết cả nhà Thị Nở nhưng rồi không đến nhà Thị Nở mà lại đến nhà Bá Kiến. Vì:

+ Chí Phèo đang say.

+ Chí Phèo quen chân.

+ Chí Phèo mơ hồ nhận ra kẻ thù đích thực, nhận ra nguyễn nhân gốc rễ đẩy mình vào bi kịch không phải cô cháu Thị Nở mà là Bá Kiến.

– Chí Phèo đến khi Bá Kiến đang ghen  cả giận mất khôn.

(+) Tự hủy hoại mạng sống của chính mình:

-Chí Phèo có hai lựa chọn:

+ Sống:

Là người lương thiện: xã hội làng Vũ Đại không chấp nhận Chí  không được.

Làm quỷ dữ ⟶ không thể vì con quỷ dữ chỉ tồn tại khi có Bá Kiến giật dây; hơn hết là Chí Phèo không muốn.

+ Chết: được chết cái chết của người lương thiện.

 Chỉ có một lựa chọn duy nhất là cái chết.

⟹ Lên án, tố cáo xã hội đương thời một cách sâu sắc, đanh thép.

     • Tổng hợp đánh giá

* Đặc sắc nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của nhân vật:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật: có cả những nét riêng và nét chung.

+ Chú ý phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên, hợp lí, hấp dẫn.

– Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: kịch tính, biến hóa.

– Nghệ thuật trần thuật: không kể theo trình tự thời gian.

* Giá trị nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

– Giá trị hiện thực:

Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo tác giả đã khái quát lên một hiện tượng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: một bộ phận người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cuối cùng bị đẩy đến cái chết không lối thoát  phơi bày hiện thực xã hội.

– Giá trị nhân đạo:

+ Phát hiện, khẳng định, ca ngợi thiên tính tốt đẹp tiềm tàng và có sức sống bền bỉ  trong mỗi con người.  Kêu gọi người đọc tin tưởng vào bản chất người tốt đẹp trong mỗi con người và có trách nhiệm tìm kiếm, đánh thức tính người trong mỗi con người dù cho có lúc nó bị che khuất.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

 Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu…
Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh Bài…
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm  Đâu…
Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm  1.…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *