Soạn bài Tiểu sử tóm tắt – Ngữ văn 11. Câu 2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
Lời giải chi tiết
1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
a) Thuyết minh về các danh nhân.
b) Tự ứng cử vào một chức vụ trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
c) Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
e) Khi một vị lãnh đạo từ trần.
Trả lời:
Ngoại trừ trường hợp a, b và e, các trường hợp còn lại đều cần viết tiểu sử tóm tắt.
2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
Trả lời:
So sánh văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản điếu văn, sơ yếu lí lịch, giới thiệu, thuyết minh.
a) Giống nhau: các văn bản tóm tắt tiểu sử, điếu văn, sơ yếu lí lịch, giới thiệu, thuyết minh đều có thể viết về một nhân vật nào đấy.
b) Khác nhau:
– Tiểu sử tóm tắt và điếu văn: Hai văn bản này khác nhau vể mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn được viết để đọc trong buổi lễ truy điệu nên ngoài nội dung tiểu sử của người đã mất còn thêm nhiều nội dung khác như: sự ra đi của người đã mất, nỗi xót đau của những người còn sống, lời chia buồn với gia quyến,…
– Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lí lịch:
+ Sơ yếu lí lịch do chính bản thân viết, còn tiểu sử tóm tắt là do người khác viết.
+ Sơ yếu lí lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định. Nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ. Bản lí lịch cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển. Còn tiểu sử không cần nêu chi tiết mọi quan hệ xã hội mà chỉ tập trung nêu mối quan hệ có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người được viết tiểu sử, chú trọng nhiều đến những cống hiến và đóng góp của người đó. Tiểu sử không cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển
– Tiểu sử tóm tắt và lời giới thiệu, thuyết minh: Văn bản giới thiệu, thuyết minh có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam thắng cảnh,…). Tuỳ vào đối tượng, mục đích, nội dung của văn bản giới thiệu, thuyết minh, có thể nhấn mạnh, khắc sâu vào những nội dung khác nhau, về hành văn, văn bản giới thiệu, thuyết minh còn yêu cầu về cách diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm.
3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn 11.
Trả lời:
Lựa chọn những tác giả mà bạn có sẵn tư liệu. Có thế đọc lại bài học về nhà văn Nam Cao rồi viết bài tóm tắt tiểu sử theo những hướng dẫn đã học.
loigiaihay.com