Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại siêu ngắn nhất trang 134 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
* Vẻ đẹp:
– Đẹp ở nhan sắc tài năng.
– Đẹp ở tâm hồn, tình cảm:
+ Hiếu thảo, thủy chung, son sắc.
+ Nhận hậu, vị tha.
+ Luôn khát vọng tự do, coi trọng danh dự.
* Bi kịch:
– Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.
– Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tình ấy tan vỡ.
– Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng nghi ngờ, đến nỗi phải tự vẫn. Thúy Kiều bị coi như một món quà hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
– Hèn nhát, hạ mình trước những kẻ xâm lược dân tộc một cách nhục nhã (Hoàng Lê nhất thống chí.
– Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều).
Câu 4 => 5
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
* Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp qua hình tượng Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cửu Kiều Nguyệt Nga).
* Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ trong Quang Trung đại phá quân Thanh
+ Lòng yêu nước nồng nàn.
+ Quả cảm, tài trí.
Câu 5:
Trả lời câu 5 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du
– Thời đại:
+ Đó là giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX với nhiều biến cố.
+ Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
+ Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh , sau đó lại làm quan cho triều Nguyễn.
– Gia đình:
+ Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
+ Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng.
+ Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh.
– Cuộc đời:
+ Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
+ Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã taọ cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
+ Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
+ Nhân cách cao đẹp.
Câu 6 => 7
Câu 6:
Trả lời câu 6 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học:
+ Khẳng định, đề cao giá trị con người (Chị em Thúy Kiều).
+ Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều).
+ Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ công lý chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).
Câu 7:
Trả lời câu 7 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều:
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
+ Trực tiếp miêu tả thiên nhiên (Cảnh ngày xuân).
+ Tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật :
+ Khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ (Chị em Thúy Kiều).
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh mua Kiều).
+ Miêu tả đời sông nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đôi thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).
Hoctotnguvan.vn