Em hãy tả hình dáng và tính tình một cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.

Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình một cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.

Hướng dẫn lập dàn ý

1.Mở bài

-Trao đổi với bạn về ngày mai đi học.

+ Tìm được bạn cùng đến trường vào lớp một.

-Tưởng tượng cô giáo giống mẹ mình.

2.Thân bài.

-Hình dáng cô được nhìn qua lưng mẹ.

+ Cô mảnh khảnh, nhanh nhẹn.

+ Da trắng hồng.

+ Ăn mặc giản dị.

+ Đôi mắt ấm áp và nụ cười trìu mến thân mật, vỗ về.

-Hành động:

+ Cô sắp xếp chỗ ngồi.

+ Cô tiến hành các trò chơi cho tụi em.

+ Chúng tôi tập hát và múa theo cô.

+ Cô bày cho chúng tôi viết từng nét chữ.

+ Yêu thương và chăm sóc mọi bạn ở lớp.

3.Kết luận

-Chúng tôi đều đã hiểu cô, gắn bó với cô nhưng phải xa cô để lên học lớp trên.

-Chúng tôi không quên được người mẹ hiền đó.

Bài làm

Đang ngồi chơi bán tiệm với thằng Trí chợt nó hỏi tôi:

– My ơi, chừng nào My đi học?

Chợt giật mình nhớ đến chuyện hôm qua mẹ bảo là sáng mai tôi sẽ bắt đầu đi học. Tôi trả lời:

– Ngày mai, còn Trí có đi không?

Như tìm được bạn đồng hành, nó mừng rỡ kêu lên:

– Hay quá, ngày mai nhớ đợi Trí đi nha, nhớ nha.

Và thế là từ đó trở đi tôi và nó vừa chơi vừa bàn luận về cô giáo chưa biết mặt của tôi. Nó thì nói rằng cô giáo ấy sẽ giống mẹ nó, còn tôi thi quả quyết rằng sẽ giống mẹ tôi. Hai đứa cãi qua cãi lại và cuối cùng giận nhau.

Đêm ấy tôi mong cho trời mau sáng. Thế mà đêm lại dài đằng đẳng. Nhưng cuối cùng thì trời cũng sáng. Mẹ tôi dẫn tôi đến trường. Môt tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa thân quen như xâm chiếm lấy tôi. Tự nhiên tôi nắm tay mẹ chặt hơn và bước chân như líu ríu. Vào trường mẹ dắt tôi đến trước cửa một phòng học. Phía trong có nhiều đứa như tôi đang giỡn nhưng cũng không thiếu những đứa cặp mắt còn đỏ hoe và ngồi thật là thiếu não. Lần đầu tiên đi học mà. Bây giờ thì tôi đá nhìn thấy đươc cô giáo của mình. Nhưng tôi không dám đứng ra một cách đường đường chính chính mà núp sau lưng mẹ. toi ló đầu ra quan sát. Điều đầu tiên tôi thấy thất vọng là cô chẳng giống mẹ tôi mà cũng chẳng giống mẹ thằng Trí. Cô nhỏ hơn mẹ tôi nhiều, trạc chừng vào khoảng hai mươi ba, hai mươi bốn tuổi gì đó. Dắng người mảnh khảnh, bước đi khoan thai nhưng cũng không thiếu phần nhanh nhẹn. Cô đến chỗ tôi và mẹ, gật đầu chào mẹ tôi và nở nụ cười thật tươi. Tôi lấy làm lạ sao ở miền quê đầy nắng và gió chướng này mà da cô trắng hồng. Sau này tôi mới biết đây là quê ngoại cô, lúc trước cô học ở thành phố, sau khi ra trường cô xin chuyển về để ở gần ngoại. Cô mặc chiếc áo dài xanh óng ánh mấy bppng hoa lan thêu trên ngực trồng đẹp như một cô tiên. Mái tóc đen huyền bao lấy khuôn mặt bầu bĩnh rất dễ nhìn. Chiếc miệng nhỏ xinh xinh và đôi môi đỏ thắm lúc nào cũng nở nụ cười càng tôn thêm ở cô một vẻ đẹp đầy duvên dáng và hồn nhiên.

Sau khi mẹ tôi trình bày việc đi học của tôi, cô nhìn tôi cười trìu mến. Lúc này tôi mới để ý thấy hàm răng trắng ngần của cô. Nó không đẹp lắm nhưng rất có duyên và gây ấn tượng nhất cho tôi là một chiếc răng khểnh ở bên phải. Có lẽ nhờ nó mà nụ cười của cô tạo nên một vẻ đẹp rất riêng, tạo một tình cảm thân mật cho người đối diện. Đặc biệt là đôi mắt đen láy hơi xếch lên dưới hàng mi cong vút. Đôi chân mày đen và rậm rất con trai làm cho cô có một cái gì đó bướng bỉnh. Nhưng lạ là cái nhìn của đôi mắt ấy thật ấm áp. Chiếc mũi dọc dừa còn lấm tấm những giọt mồ hôi. Cô nắm tay tôi dắt vào lớp và dặt tôi ngồi giữa hai cô bé nọ. Cô giới thiệu cô tên là Phương Thanh. Một cái tên thật dễ thương.

Những buổi học đến với tôi thật là hạnh phúc. Chúng tôi được chơi đủ thứ trò chơi thật vui. Không khí lớp luôn sôi động trong tiếng cười trong trẻo của cồ hòa lẫn với tiếng cười hồn nhiên khằng khặc của chúng tôi. Từng lời dạy bảo ân cần dịu dàng của cô đã biến chúng tôi thành những đứa bé con ngoan hơn, dễ thương hơn. Cô dạy chúng tôi tập hát và múa. Những lúc ấy thì đứa nào cũng giành đứng gần và nắm tay cô. Và có lẽ không bao giờ tôi quên hình ảnh cô lau từng bàn tay nhỏ nhắn dính bùn của chúng tôi, sửa từng cách viết, cách ngồi của chúng tôi. Có một kỉ niệm mà tôi không thể nào quên. Hôm ấy đi học về, vì cô ở gần nhà tôi nên chúng tôi đi chung đường, gặp phải mưa lớn mà tôi thì lại quên đem áo mưa. Cô đã lấy áo mưa của mình choàng cho tôi và dắt tôi đi trên con đường trơn trợt, vất vả lắm tôi mới về đến nhà. Đến lúc này tôi mới để ý thấy môi cô tái lại, bàn tay tôi nắm tay cô đã lạnh ngắt tự bao giờ mà tôi không hay. Bộ đồ cô mặc ướt sũng nước mưa và vải như dính chặt vào da. Tôi lo lắng và hỏi cô có sao không. Cô không nói về mình mà lại nói: “Không biết bây giờ các bạn em đã về đến nhà chưa? Mưa lớn quá, cô rất lo cho Sơn vì nhà của em ấy xa lắm”. Tôi thấy thương cô quá, muốn ôm cô thật chặt bằng bàn tay nhỏ bé của mình. Nhưng nhớ tới Sơn, thằng bạn mà tôi chẳng thích vì hay chọc tôi. Tôi cảm thấy tưng tức làm sao ấy. Nó cũng được cô lo lắng như tôi, mà cả lớp nữa chứ, sao cô thương chi nhiều quá vậy? Như đoán được tâm trạng của tôi cô ôn tồn nói:

– My à! Cô muốn tất cả các em đều yêu thương nhau và được hưởng sự công bằng.

“Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương’’.

Lời nói ấy làm tôi bừng tỉnh và cảm thấy thật xấu hổ. Tôi lí nhí: Cô ơi, em đã hiểu, hãy tha lỗi cho em”. Cô nhìn tôi cười trìu mến và bảo tôi vào nhà, cô về. Nhìn dáng người nhỏ nhắn bước đi trong buổi chập choạng raưa bay lòng tỏi chợt dâng lẽn một niềm vui lần xót xa. Tôi vui vì có một người cô tận tụy hi sinh cho học trò. Nhưng lại xót xa vì biết đâu rằng tất cả chúng tôi đều hiểu cô và sau này khi đã đi xa sẽ nhớ về hình ảnh của cô giáo đầu tiên ấy, người mẹ thứ hai đã cho chúng tôi những tình cảm đáy trân trọng và ấm áp.

Bài liên quan

“Bác ơi!” – Bản điếu văn bi hùng

Ngày mùng hai tháng chín năm một chín sáu chín, chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bình giảng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những…

Bình giảng bài thơ “Sóng”

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời…

Bình giảng bài thơ “Việt Bắc”

Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào mang đậm màu sắc ca dao dân…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *