Soạn bài bánh chưng bánh giầy
I.Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Vua HÙng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:
+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.
+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.
-Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.
-Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
Câu 2. Trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu là được thần giúp đỡ bởi:
-Chàng là người thiệt thòi nhất.
+ Sớm mồ côi mẹ.
+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.
-Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.
Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.
Câu 3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên vương vì:
+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”.
+ Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.
-Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:
+ Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.
Câu 4. Xem phần ghi nhớ SGK trang 12.
II.Luyện tập.
Câu 1. Đây là một phong tục có ý nghĩa:
-Đề cao lao động.
-Sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
-Người Việt Nam dù theo bất cứ tôn giáo gì (Phật, Thiên, Chúa, Cao Đài…) thì việc thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh rất đáng trân trọng. Con cháu luôn nhớ ơn những tiền nhân đi trước, nguyện làm tốt hơn những điều mà cha ông đã làm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.
Câu 2.
-Có thể chọn chi tiết “thi tài”, Lang Liêu được thần giúp đỡ.
-Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian (Sơn TInh Thủy Tinh biểu diễn phép thuật; Tấm và Cám thi bắt nhiều cá, tép để giành yếm thắm…).
-Chi tiết này tạo tình huống cho truyện phát triển gây hấp dẫn bất ngờ; nó phân ra được hai phe, qua đó mà làm nổi bật được tính cách của Lang Liêu (chủ yếu qua suy nghĩ và hành động).