Soạn bài hoán dụ

I.Hoán dụ là gì?

1.Các từ in đậm trong câu thơ.

Áo nâu: chỉ người nông dân.

Áo xanh: chỉ người công nhân.

Nông thôn: chỉ những người nông dân.

Thị thành: chỉ những người công nhân, thương nhân, trí thức, công chức…

2.Mối quan hệ.

-Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.

+ Những em sột soạt quần nâu (Hoàng Cầm)

+ Gái trai cùng một áo nâu nhuộm bùn. (Nguyễn Đình Thi).

-Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.

-Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.

-Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.

3.Tác dụng của cách diễn đạt này :

Xem ghi nhớ trang 82.

II.Các kiểu hoán dụ.

1.Các từ in đậm.

a.

-Bàn tay ta là một bộ phận của cả con người. Bàn tay là bộ phận trực tiếp đưa sức người để lao động chân tay có hiệu quả. Nói bàn tay ta là dùng một bộ phận để nhấn mạnh khả năng lao động của con người.

b.

-Một là đơn vị nhỏ nhất, muốn nói về kết hợp, đoàn kết.

-Ba đơn vị tạo nên số nhiều, muốn nói về kết hợp, đoàn kết.

Đổ máu là việc con người hay động vật bị đâm có thể gây tự thương. Huế đổ máu là muốn nhắc tới những ngày chiến tranh đầy chết chóc, khi tực dân Pháp quay trở lại xâm lược (1947).

2.3. Đọc phần ghi nhớ trang 83.

III.Luyện tập

1.Chỉ ra phép hoán dụ và cho biết quan hệ.

a.Làng xóm ta – > Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (ở đây muốn nói tới những Người nông dân ta).

b.Mười năm, trăm năm – > Lấy con số cụ thể để gọi sự vật trừu tượng (ta còn gọi là Cái số).

c.Áo chàm – > Lấy dấu hiệu của sự vật (dấu hiệu y phục của người dân Việt Bắc) để gọi sự vật (là người dân Việt Bắc).

d.Trái đất – > Lất vật chứa đựng (trái đất) để biểu thị vật được chứa đựng (đông đảo nhân dân bị áp bức trên thế giới).

2.Hoán dụ và ẩn dụ :

-Thử lấy hai ví dụ :

+ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Ẩn dụ)

+ Áo chàm đưa buổi phân ly (Hoán dụ)

-Thực tế cho ta hiểu rằng : Bác Hồ (A) như là mặt trời (B). Đây là kết quả rút gọn của phép so sánh, nó ẩn A để chỉ còn B. Tuy nhiên nhờ B mà ta có mối liên tưởng tương đồng tới A.

-Hoán dụ cũng lấy từ ngữ chỉ sự vật B để nói A. Tuy nhiên B và A không giống nhau, chúng thường gần gũi với nhau, đi đôi với nhau trong thực tế. Có B ta liên tưởng tiếp cận với A.

Ta có thể hiểu : Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Bài liên quan

“Bác ơi!” – Bản điếu văn bi hùng

Ngày mùng hai tháng chín năm một chín sáu chín, chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bình giảng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những…

Bình giảng bài thơ “Sóng”

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời…

Bình giảng bài thơ “Việt Bắc”

Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào mang đậm màu sắc ca dao dân…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *