Soạn bài lao xao

Soạn bài lao xao của Duy Khán

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Các loài chim ở làng quê.

a. Và

b.Chim hiền : bồ các, chim ri, chim sáo, sáo đậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp…

-Chim dữ :

+ Diều hâu có mũi khoằm

+ Quạ đen, quạ khoang

+ Chim cắt cánh nhọn như dao

-Loài chim đánh lùi lũ chim ác : chèo bẻo.

c.Lời kể rất tự nhiên

-Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

-Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ : Ai nghe tiếng bìm bịp kêu – nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

-> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là « bìm bịp ».

-> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu -> Chiu rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác -> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2. Nghệ thuật miêu tả các loài chim :

-Bồ các : kêu váng lên.

-Sáo : hót, to te học nói

-Tu hú đậu cây tu hú mà kêu tiếng to nhất họ

-Chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về

-Nhạn vũng vẫy tít trời xanh kêu “chéc chéc”

-Bìm bịp được kể bằng một câu chuyện hấp dẫn như cổ tích.

-Diều hâu:

+ Mũi khoằm, lao như mũi tên đánh nhau bắt gà con.

+ Tiếng kêu rú lên.

-Chèo bẻo đánh diều hâu túi bụi, kêu “chéc chéc”.

-Chim cắt cánh nhọn như dao chọc tiết.

c.Kết hợp tả và kể:

Ví dụ: Chim bìm bịp.

-Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

-Những câu còn lại là kể.

d.Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực…

Để miêu tả được như vậy người kể phải có tình cảm gắn bó với làng quê, với thiên nhiên rất sâu sắc.

Câu 3. Chất liệu văn hóa dân gian.

-Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113.

-Đồng dao:

Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu…

-Kể chuyện : Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp.

Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là « ác » mà thực tế không như vậy.

Câu 4.

-Cho hiểu biết rất nhiều điều mới về chim và thiên nhiên thôn quê quanh mình rất phong phú và kì diệu.

-Càng yêu quê hương đất nước Việt Nam.

Bài liên quan

“Bác ơi!” – Bản điếu văn bi hùng

Ngày mùng hai tháng chín năm một chín sáu chín, chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bình giảng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những…

Bình giảng bài thơ “Sóng”

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời…

Bình giảng bài thơ “Việt Bắc”

Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào mang đậm màu sắc ca dao dân…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *