Soạn bài nhân hóa

Soạn bài nhân hóa

I.Nhân cách hóa là gì?

1.Có 3 sự vật được miêu tả bằng những từ ngữ để gợi hoặc tả con người.

(1)Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.

(2)Muôn nghìn cây mía múa gươm

(3)Kiến hành quân đầy đường.

2.So với 3 cách diễn đạt sau thì khổ thơ trên đã làm cho thế giới vô tri trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

II.Các kiểu nhân hóa.

1.Những sự vật được nhân hóa.

a.Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.

b.Gậy tre, chông tre ; Tre

c.Trâu

2.

a.Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (lão, bác, cô…)

b.Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật (chống lại, xung quanh, giữ là hành động của con người).

c.Nói chuyện, xưng hô với vật như người (từ « ơi » là cách xưng hô giữa người và người).

III.Luyện tập

1.

-Những từ tạo nên phép nhân hóa.

Bến cảng (…) đông vui. Tàu mẹ, tàu con (…) xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

-Nhờ nhân hóa nên hoạt động của bến cảng rất sinh động. Nó nói được không khí đông vui bận rộn của chính con người đang lao động ở đây.

2.Cách viết này chỉ miêu tả bến cảnh một cách chân thực khách quan, không nói được thái độ tình cảm của người viết, thế giới sự vật không gần gũi với con người.

3.Ở cách 1 là văn bản biểu cảm.

Cách 2 là văn bản thuyết minh.

4.Phép nhân hóa :

a.Là lời tâm sự và xưng hô với sự vật như đối với người. Cách nói này khiến cho núi trở nên gần gũi và người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư thái độ của mình. Đó là hoàn cảnh ngăn cản khiến cho không tiếp xúc được với người thương nên rất nhớ nhung.

b.Cua cá tấp nập xuôi ngược (…) để kiêm mồi (…) họ cãi cọ om (…) tranh một mồi tép (…) bì bõm lội bùn.

c.Dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (…) thuyền vùng vằng, cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về.

d.Cây (…) bị thương (…) bị chặt đứt nửa thân mình

Ở chỗ vết thương (…) thành từng cục máu lớn.

Những từ ngữ trên ở b, c, d đều là những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người dùng để chỉ hoạt động tính chất của vật (cua cá, chim chóc, cây cổ thụ, cây xà nu).

Câu 5.

« Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã nhạc chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió.”

Bài liên quan

“Bác ơi!” – Bản điếu văn bi hùng

Ngày mùng hai tháng chín năm một chín sáu chín, chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bình giảng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những…

Bình giảng bài thơ “Sóng”

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời…

Bình giảng bài thơ “Việt Bắc”

Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào mang đậm màu sắc ca dao dân…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *