Soạn bài sự tích Hồ Gươm
I.Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:
-Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân
-Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.
Câu 2.
-Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
-Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
Câu 3. Sức mạnh của gươm thần.
-Từ khi có gươm nhuệ khí nghĩa quân càng tăng.
-Gươm thần tung hoành ngang dọc.
-Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.
-Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước.
Câu 4. Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.
-Cách trả gươm.
+ Ở hồ Tả Vọng.
+ Một năm sau khi đuổi giặc Minh.
+ Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.
+ Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.
Cau 5. Ý nghĩa:
-Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
-Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
-Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Câu 6.
-Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy (hay là An Dương Vương) cũng có Rùa Vàng)
-Đây là nhân vật tượng trưng cho sưc mạnh, cho nguyện vọng, cho công lí của nhân dân.
II.Luyện tập
Câu 1. Truyền thuyết Ấn kiếm Tây Sơn cũng có chi tiết trao gươm thần của Lưỡng Xà. Một ông cắp ngang thanh bảo kiểm có nạm ngọc. Một ông ấn ngọc dâng Nguyễn Huệ.
Rõ ràng đây là chi tiết có tính lặp lại và ý nghãi của chúng rất giống nhau. Trao phó, tin tưởng và nguyện dóc lòng vì người “minh chủ” mà nhân dân lựa chọn.
Câu 2. Lưỡi gươm ở nước, chuôi ở đất; lưỡi trao cho người đánh cá, chuôi trao cho người lãnh đạo… ngụ ý là một lời khuyên: muốn kháng Minh thành công thì quân dân, vua tôi ở mọi miền đất nước phải cùng nhau một lòng mới tạo nên sức mạnh vô địch đánh đuổi quân thù. Để lắp được thành gươm thần, cuộc khởi nghĩa đã trải qua một quá trình. Chính thời gian này giúp Lê Lợi nhận thức được vai trò của sức mạnh dân tộc trong kháng chiến. Lê Lợi hiểu sứ mạng cầm chuôi của mình và sức mạnh đằng lưỡi của nhân dân.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh cua toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Việc tả gươm ở Thăng Long là một ngụ ý của Long Vương: yêu cầu vua phải trị nước trong thời bình để “thuận thiên”. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.
Câu 4. Định nghĩa truyền thuyết (xem chú thích SGK trang 7).
Có 4 truyền thuyết (HS tự kể).