I.Công dụng
1.Đặt dấu câu
a.Ôi, thôi chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
Câu Ôi thôi chú mày ơi ! là câu cảm thán.
b.Con có nhận ra con không ( ? )
-Câu nghi vấn.
c.Cá ơi, giúp tôi với ( ! ) Thương tôi với ( ! )
-Hai câu cầu khiến.
d.Giời chớm hè ( . ) Cây cối um tùm ( . ) Cả làng thơm ( . )
-Ba câu trần thuật.
2.Cách dùng các dấu câu.
a.Câu thứ hai và câu thứ tư đều là câu cầu khiến, nhưng các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm.
b.Dấu chấm than chỉ kiểu câu cảm thán, nhưng dấu chấm hỏi chỉ kiểu câu nghi vấn. Hai dấu câu chấm than, chấm hỏi liền nhau trong ngoặc đơn (sức lực khá tốt nhưng hơi gầy), biểu thị thái độ nghi ngờ, châm biếm. Đây là cách dùng đặc biệt của hai dấu cây này.
II.Chữa một số lỗi thường gặp
1.So sánh cách dùng dấu câu
a.Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu không liên quan chặt chẽ nhau.
-Đoạn văn của Trần Hoàng dùng dấu chấm để tách thành hai câu là đúng.
b.Việc dùng dấu chấm là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối nhau bằng cặp quan hệ từ vừa… vừa…
-Đoạn văn của Trần Hoàng diễn hai ý liên tục, đồng thời, sử dụng dấu chấm phẩy ( ; ) là đúng.
2.Cách dùng dấu câu.
a.Câu thứ nhất và câu thứ hai không phải là câu nghi vấn, mà là câu trần thuật. Các dấu chấm hỏi dùng sai.
b.Cuối câu là câu trần thuật. Đặt dấu chấm than là không hợp lí.
III.Luyện tập
1.Dấu chấm hỏi.
-Chưa? (sai, phải thay bằng dấu chấm, vì đây là câu trần thuật).
-Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật).
2.Đặt dấu than.
-Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta ( ! ) (Câu cảm thán).
3.Đặt dấu câu.
-Mày nói gì ( ? )
-Lạy chỉ, em nói gì đâu ( ! )
Rồi Dế Choắt lủi vào ( . )
-Chối hả ( ? ) Chối này ( ! ) Chối này ( ! )
Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống ( . )