Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả

Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả

I.Thế nào là văn miêu tả?

1.Các tình huống

-Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.

-Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.

-Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.

-Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16.

2.

-Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”.

-Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”.

a.Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản.

-Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng.

-Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh.

b.Những hình ảnh và chi tiết.

-Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó…

-Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông…

II.Luyện tập

1.

Đoạn 1:

-Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng.

-Xem lại các chi tiết ở phần trên.

Đoạn 2:

-Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc.

-Chi tiết:

+ Tổng thể: nhỏ loắt choắt.

+ Mang cái xắc xinh xinh.

+ Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng.

+ So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng.

Đoạn 3 :

-Tái hiện quanh cảnh ao hồ.

-Chi tiết :

+ Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới.

+ Cua cá tấp nập.

+ Nhiều loài chim kiếm mồi.

+ Tranh mồi cãi nhau om sòm.

+ Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.

2.Đề luyện tập

a.Những đặc điểm nổi bật của mùa đông.

-Bầu trời xám xịt, nặng nề.

-Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ.

-Gió lạnh buốt xương.

-Đường lầy, ướt lép nhép.

-Hoạt động đơn điệu của con người.

-Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp.

-….

b.Khuôn mặt mẹ cần chú ý :

-Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi.

-Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được.

Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.

Bài liên quan

“Bác ơi!” – Bản điếu văn bi hùng

Ngày mùng hai tháng chín năm một chín sáu chín, chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bình giảng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những…

Bình giảng bài thơ “Sóng”

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời…

Bình giảng bài thơ “Việt Bắc”

Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào mang đậm màu sắc ca dao dân…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *