Soạn bài treo biển

Soạn bài treo biển

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Nội dung tấm biển có các yếu tố:

-Ở đây xác định vị trí của cửa hàng.

-Có bán: hoạt động kinh doanh cửa hàng.

+ bán chứ không mua, thu gom.

-Cá: mặt hàng (cá chứ không phải rau, thịt hoặc vàng bạc)

-Tươi: phẩm chất hàng (không chín hoặc ươn…)

Câu 2. Có 4 người góp ý.

Mỗi lần góp ý là một lần các yếu tố thông báp ở tấm biển bị bớt đi. Đến mức tấm biển trở nên một thông báo bình thường, không hợp lí.

Tấm biển là thông tin ngôn ngữ trước lúc người ta tiếp xúc với thực tế. Nó muốn thông báo với những người chưa biết, chưa quen cửa hàng cá và là xác định một địa chỉ. Nó rất cần trong hoạt động kinh doanh buôn bán.

Câu 3. Chi tiết đáng cười nhất là cất nốt cái biển.

Cái dáng cười bộc lộ ở chi tiết phi lí nhất, mâu thuẫn nhất. Ý định việc làm ban đầu mâu thuẫn với việc làm cuối cùng.

Câu 4. Ý nghĩa: xem ghi nhớ trang 125.

II.Luyện tập

-Có lẽ em nên “tiếp thu” một phần và sẽ treo trở lại cái biển: “Cửa hàng bán cá tươi”.

-Giá trị thông báo của câu là ở vị ngữ nên bắt buộc phải có “bán cá tươi”

-Phần chủ ngữ nên viết gọn là định danh cụ thể “Cửa hàng” không nên dùng “ở đây có”, nó làm cho câu trở nên nôm na, không rõ ý.

Bài liên quan

“Bác ơi!” – Bản điếu văn bi hùng

Ngày mùng hai tháng chín năm một chín sáu chín, chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bình giảng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những…

Bình giảng bài thơ “Sóng”

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời…

Bình giảng bài thơ “Việt Bắc”

Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào mang đậm màu sắc ca dao dân…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *