Phát biểu cảm nghĩ về bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng

Bài làm

Chúng ta từng biết và cảm thông với tấm lòng của những người phải sống xa quê hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương,… Ở Việt Nam, cách đây không lâu cũng có một nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu công tác cách mạng phải xa rời quê hương miền Bắc vào sống ở miền Nam mấy chục năm trời, nhà văn Vũ Bằng – một nhà văn từng nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong tác phẩm tuỳ bút – bút kí đặc sắc Thương nhớ mười hai mà đoạn trích Mùa xuân của tôi là tiêu biểu.

Mua xuan cua toi
Mùa xuân của tôi

 

Đoạn trích Mùa xuân cùa tôi là một phần trong thiên tuỳ bút dài có tên Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt, mở đẩu cho nỗi “thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn trích đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Vì là đoạn trích từ một thiên tuỳ bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm. Tuy vậy, đọc bài văn Mùa xuân của tôi, chúng ta vẫn hiểu và suy ngẫm về ý nghĩ và tình cảm của tác giả theo ba đoạn nhỏ:

Đoạn mờ đầu: từ đầu đến “… mê luyến mùa xuân” : Con người say mê lưu luyến mùa xuân là một điều tất yếu, tự nhiên.

Đoạn thứ hai: từ “Tôi yêu sông xanh…” đến “… mớ hội liên hoan” : Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc.

Đoạn ba : từ “Đẹp quá đi…” đến hết bài : Cảnh sắc, đất trời mùa xuân miền Bắc từ sau rằm tháng giêng.

“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội…”.Ở phần đầu đoạn hai, nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng một câu văn ngân nga như những tiếng reo vui như thế. Sau đó, qua hồi tưởng của ông, cảnh sắc và không khí ngày tết – mùa xuân Hà Nội – hiện ra đẹp quá, vui quá, đáng yêu, đáng nhớ làm sao. Tín hiệu báo xuân về là : “Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình…”. Mưa riêu riêu là mưa thế nào ? Tiếng hát huê tình là gì ? Mưa riêu riêu là mưa phùn, hạt nhỏ, kéo dài, mưa xuân âm ẩm, mát lành. Tiếng hát huê tình là tiếng hát tỏ tình, tiếng hát của trai gái yêu nhau… Trước cảnh sắc mùa xuân như thế, nhà văn Vũ Bằng – người đang sống li hương – đã nhớ kỉ niệm xưa của mình và sống lại, kể lại bằng những câu văn trữ tình đàm thắm. Nào là “Người yêu cảnh… khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa… sự sống !”. Nào là “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ớ trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai…”. Nào là “Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn… Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống lại” và thèm khát yêu thương. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa…”. Có thể nói, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn, đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của chính mình khi còn sống ở Hà Nội với biết bao lời văn, bao cách so sánh đẹp đẽ. Ngỡ như, trước mùa xuân, ông đã hoá thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân. Đoạn văn xuôi tuỳ bút, ngẫu hứng y như đoạn thơ trữ tình mà ở đó, cái tôi nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình, say đắm, đáng cảm thông. Đọng lại của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và nỗi nhớ quê hương của Vũ Bàng là hình ảnh gia đình người Hà Nội bày cỗ đón xuân, bái vọng tổ tiên trở vể vui xuân cùng con cháu : “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng…”. Cảnh sắc mùa xuân không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hiện lên bằng nhũng nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người. Đó là nét văn hoá truyền thống của thủ đô Hà Nội, của đất Bắc, của Việt Nam quê hương chúng ta.

Cảm nhận và ngợi ca quê hương miền Bắc mùa xuân bằng đoạn vãn phóng túng vừa miêu tả vừa tự sự, miêu tả để biểu cảm, ngòi bút Vũ Bằng như không muốn dừng lại. Do đó, xuống đoạn ba, ông tiếp tục khẳng định : “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thươne mến”. Sau đó, cảm xúc và bút lực như lắng lại, trầm tĩnh hơn. Nhà văn tâm sự : “Tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng…”. Đến đây, nhà văn phát hiện một vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh, của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái. “Đào hơi phai, nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh, nhưng… lại nức một mùi hương man mác… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn… Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa… người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị… các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật…”. Những hình ảnh thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng không sôi động, rực rỡ bằng những ngày Tết mà như đang bình tĩnh trở lại, đang tích tụ, chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời, cây cỏ. Ở đoạn này, cái tôi nhà văn không trực tiếp hiện ra như ở đoạn trên mà đang nằm dài nhìn ra cửa sổ… để chiêm ngưỡng, để nhớ thương, và khao khát ngày mai trở lại quê hương, về gặp lại mùa xuân đất Bắc. Từ tình yêu mùa xuân thiên nhiên, tấm lòng thương nhớ quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng mỗi lúc một đắm sâu, thấm thìa. Từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ mỏi lúc một chắt lọc, vừa chính xác vừa in đậm phong cách văn chương của tác giả, rất tài hoa, phóng túng.

Có thể nói, chỉ qua đoạn trích ngắn Mùa xuân của tỏi, chúng ta đủ hiểu và cảm thông tấm lòng của nhà văn Vũ Bằng đối với quê hương, Tổ quốc. Cảnh sắc thiên nhiên, khônq khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc đã được ông cảm nhận, tái hiện trong nổi nhớ thương da diết của một người xa quê. Qua đó, bài tuỳ bút biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. Và cũng qua đó, chúng ta hiểu phần nào giá trị của tập tuỳ bút – bút kí nổi tiếng Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, đúng như Tô Hoài nhận xét : “Thương nhớ mười hai là một nét anh hoa của tấm lòng với cuộc đời”. Đọc tuỳ bút Vũ Bằng, chúng ta nhớ lại hai thiên tuỳ bút đã được học : Một thứ quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam), Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương), ở một mức độ nào đấy, hai thiên tuỳ bút nói trên cũng dều là những nét anh hoa của tấm lòng các nhà văn đối với cuộc đời. Tuỳ bút quả là một thê văn xuôi trữ tình vô cùng thú vị…

Bài liên quan

Soạn văn lớp 7 (đầy đủ và chi tiết cả năm)

Soạn văn lớp 7 (đầy đủ và chi tiết cả năm)

Bộ bài soạn văn lớp 7 HK 1 và HK 2 đầy đủ và chi…
Soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH A.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 1. Đoạn…
Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 7

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 7

Học Tốt Ngữ Văn tổng hợp những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất. Trong…
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *