CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI
Cho đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
Tìm hiểu đề:
-Chứng minh một tư tưởng là đúng đắn.
-Có ý chí, lòng kiên trì, nghị lực thì sẽ thành công.
-Phải nắm chắc tư tưởng cần chứng minh trong đề bài (không giống phân tích một câu tục ngữ).
Tìm ý:
+ Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp. .
+ Nêu lí lẽ:
-Việc giản đơn không có chí thì không làm được việc.
-Việc khó càng thất bại.
+ Nêu dẫn chứng:
-Lấy dẫn chứng từ đời sống. Những tấm gương bạn bè vượt khó học giỏi
-Lấy dẫn chứng trong văn học những tấm gương có ý chí học tập rèn luyện (trong nước, ngoài nước)
b.Lập dàn ý:
+ Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống…
+ Thân bài: Chứng minh cụ thể
-Xét về lí lẽ.
-Xét về thực tế.
+ Kết bài: Bài học rút ra.
c.Viết bài:
-Mở bài cần lập luận.
-Dùng từ liên kết: Đúng như vậy – Thật vậy để liên kết phần mở bài thân bài và kết bài.
-Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau.
-Sắp xếp theo trình tự hợp lí.
d.Đọc và sửa chữa.
II.GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP
So sánh các đề văn sau đây:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
+ Giống nhau: Có chung ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí.
+ Khác nhau:
-Đề 1: Khuyên nhủ con người bằng một chiều thuận: Hễ có lòng bền bỉ chí quyết tâm thì việc khó cũng làm được. Câu tục ngữ nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim
-Đề 2: Khuyên nhủ con người qua hai chiều đối lập: lòng không bền thì không làm được việc – đã quyết chí thì việc dù lớn lao cùng làm nên. Bài thơ của Hồ Chí Minh vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực sự bền bỉ (Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền), vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức (Đào núi và lấp biển).