Soạn bài đại từ

Soạn bài đại từ

I.Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi

Câu 1.

-Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ em tôi.

-Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con gà trống

-Chúng ta biết được nghĩa của hai từ nó này nhờ những đoạn văn trước đó.

Câu 2. Từ “thế” ở đoạn văn thứ ba trỏ việc “đem chia đồ chơi ra đi”, chúng ta biết được nhờ vào đoạn văn đứng trước đó.

Câu 3. Từ “ai” trong bài ca dao dùng để hỏi (đoạn từ phiếm chỉ).

Câu 4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò là chủ ngữ (nó ở đoạn văn 1 – ai ở bài ca dao), là định ngữ (nó ở đoạn văn thứ hai), là phụ ngữ động từ (thế ở đoạn văn thứ 3).

Câu 5. Các loại đại từ.

Có hai loại:

a.Đại từ để trỏ.

-Trỏ người, trỏ sự vật (đại từ xưng hô); nó, họ, hắn…

-Trỏ số lượng: bất, bấy nhiêu…

-Trỏ hoạt động, tính chất sự việc: thế vậy…

b.Đại từ để hỏi.

-Hỏi về số lượng, sự vật: hỏi ai? Cái gì?

-Hỏi về số lượng: bao nhiêu?

-Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: như thế nào? Sao?

Soạn bài Đại từ lớp 7
Soạn bài Đại từ lớp 7

II.Luyện tập

Câu 1.

a.Hãy sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng dưới đây.

Số Số ít Số nhiều
1 Tôi Chúng tôi
2 Mày Chúng mày
3 Nó, hắn Chúng nó, họ

b.Nghĩa của đại từ mình trong câu “cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao sau đây?

Mình về “mình” có nhớ chăng

Ta về ta nhớ hàm răng “mình” cười.

-Mình ở câu đầu là ngôi thứ nhất (tương tự: tôi, tớ)

-Mình ở câu sau là ngôi thứ hai (tương tự như: bạn, em)

Câu 2. Ví dụ:

“Cái bống đi chợ cầu Cần

Thấy ba ông Bụt đang vần nồi cơm

Ông thì xới, đơm đơm

Ông thì ngồi đổ nồi cơm chẳng vần”

(Ca dao)

“Từ này tôi kệch đến già

Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu

Ruộng bà vừa xấu vừa sâu

Vừa bé hạt thóc vùa lâu đồng tiền”

(Ca dao)

Câu 3. Đặt câu.

-Gia đình em ai cũng thích ăn món chè xôi nước.

-Nước dâng lên cao bao nhiêu, núi càng lên cao bấy nhiêu.

-Học sao điểm vậy

Câu 4.

-Bạn cùng lớp, bạn cùng lứa nên xưng tên: Lan ơi, cho Hoa mượn quyển tập với; hoặc: cậu – tớ, cậu – mình; bạn – mình.

-Đối với những hiện tượng thiếu lịch sử thì em nên góp ý nhẹ nhàng và khi chỉ có một mình bạn ấy thôi nhé. Vì nếu nặng lời và trước đám đông hiệu quả sẽ không tốt đâu.

Câu 5. Sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa xưng hô trong tiếng Việt với đại từ xưng hô trong tiếng Anh.

-Về số lượng

-Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh.

Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.

-Ý nghĩa biểu cảm.

+ Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.

+ Ví dụ:

Ngôi thứ nhất – thứ hai Tiếng Việt Tiếng Anh
Chị, em lúc bình thường Chị – em I – you
Chị, em lúc giận dữ Tao – mày I – you
Con trai lớn tuổi hơn Anh You
Con trai nhỏ tuổi hơn Em You

Bài liên quan

Soạn văn lớp 7 (đầy đủ và chi tiết cả năm)

Soạn văn lớp 7 (đầy đủ và chi tiết cả năm)

Bộ bài soạn văn lớp 7 HK 1 và HK 2 đầy đủ và chi…
Soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH A.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 1. Đoạn…
Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 7

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 7

Học Tốt Ngữ Văn tổng hợp những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất. Trong…
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *