DẤU GẠCH NGANG
I. CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG (T.129, 130)
a) Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận giải thích: (mùa xuân của Hà Nội thân yêu…)
b) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c) Liệt kê (trong ví dụ này, dấu gạch ngang liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng).
d) Nối các bộ phận trong hai tên đặt cạnh nhau: Va-ren – Phan Bội Châu.
II PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VỚI DẤU GẠCH NỐI
1. Công dụng của dấu gạch nối
Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nói dùng để nói các tiếng trong tên riêng nước ngoài: Va-ren.
2. Cách viết dấu gạch nối
Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
III. LUYỆN TẬP
1. Công dụng của các dấu gạch ngang (t.130, 131)
a) Đánh dấu bộ phận giải thích.
b) Đánh dấu bộ phận giải thích.
c) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (dấu gạch ngang thứ nhất) và bộ phận giải thích, chú thích (dấu gạch ngang thứ hai).
d) Nối các bộ phận trong một liên danh. (Hà Nội – Vinh)
e) Nối các bộ phận trong một liên danh (Thừa Thiên – Huế).
2. Công dụng của các dấu gạch nối.
– Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren…
(An-phông-xơ Đô-đê)
Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (Béc-lin, An-dát, Lo-ren).
3. Đặt câu có dùng dấu gạch ngang.
a) Thiện Sĩ – con Sùng ông và Sùng bà – kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông – một nông dân nghèo.
b) Cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước hôm nay quy tụ đầy đủ đại diện các tỉnh thành, đặc biệt là đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu.