Soạn bài những câu hát châm biếm

Soạn bài những câu hát châm biếm

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.

-Từ hay thường có nghĩa chỉ sự giỏi giang, tài năng, những mặt tốt đẹp của con người như : hát hay, học hay, làm hay. Vậy những cái hay của ôn chú trong bài ca dao này có ý nghĩa như vậy không ? Đây là lối nói ngược để giễu cợt, mỉa mai, phổ iến trong ca dao châm biếm.

-Chân dung của chú tôi

+ Là người nát rượu nghiện ngập – > hay tửu hay tăm

+ Là người thích hưởng thụ ăn chơi – > hay chè đặc, hay ngủ trưa

+ Là người lười biếng lao động – > ước ngày mưa, ước đêm thừa

= > Đây là một người chú đầy những thói hư tật xấu, nhìn vào chân dung này ai cũng lắc đầu ngán ngẩm… – Với lối nói ngược, nhìn bề ngoài thì tưởng như khen nhưng thực ra là mỉa mai, giễu cợt.

-Ý nghĩa hai dòng đầu.

+ Cô yếm đào – là biểu tượng cho sự trẻ trung, xinh đẹp.

+ Lặn lội bờ ao – cần cù chăm chỉ.

Hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với chú tôi – khác biệt một trời một vực. Ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy = > Nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.

-Đối tượng châm biếm.

Đó là những kẻ lười biếng lao động, nhưng lại thích ăn chơi rượu chè mà xã hội nào, thời đại nào cũng có.

Câu 2.

-Lời người nói : Bài ca dao này nhại lời của người thầy bói nói với một cô gái (số cô chẳng giàu) đi xem bói.

-Nhận xét về lời thầy bói :

+ Mong muốn của người đi xem bói là muốn biết những gì sẽ đến với mình trong tương lai thế nhưng lời thầy bói ở đây toàn là những điều hiển nhiên, ai cũng thừa sức biết : có mẹ, có cha, mẹ đàn bà, cha đàn ông.

+ Hai nữa là toàn là những lời nói ngược như : chẳng giàu thì nghèo, chẳng gái thì trai…

-Ý nghĩa phê phán :

+ Phê phán những thầy bói chuyên lừa lọc người khác để kiếm tiền, trục lợi.

+ Cảnh tình những người mê tín dị đoan, thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, mất tiền cho kẻ khác một cách vô ích.

-Những bài ca dao có nội dung tương tự :

’’Đom đóm đầy ngỡ là ma

Thầy bỏ thầy chạy

Rơi khăn rơi dãy

Rơi cả cục xôi

Thầy ngồi thầy réo

Ma bắt thầy đi’’

(Có thể đọc thêm ở trang 53 SGK)

Câu 3.

-Ý nghĩa tượng trưng của các con vật :

Muốn hiểu được ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao các em phải tìm hiểu các tục lệ, luật lệ của cuộc sống làng xã ngày xưa.

+ Con cò tượng trưng cho những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.

+ Cà cuống là những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường – > đến đám ma ngồi uống rượu say sưa.

+ Chim ri, chim mào là những kẻ tay chân của xã trưởng, lí trưởng như : cai lệ, lính lệ – kiếm chác chia phần.

+ Chim chích là anh mõ đi rao việc làng.

-Sự lí thú trong việc lựa chọn các con vật đóng vai :

+ Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.

+ Mỗi con vật có những hành động và đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai.

+ Ý nghĩa phê phán trở nên sâu sắc kín đáo.

-Nhận xét về cảnh tượng trong bài ca dao.

+ Cảnh tượng đó không phù hợp với đám tang – chủ yếu là từ phía nững người đến dự đám.

+ Gia đình nhà cò ở trong tình cảnh đáng thương thê thảm : cha mẹ cò chết rũ ở trên cây, cò còn lo lắng chuẩn bị mọi thứ cho đám tang – còn những kẻ khác thì lại tranh nhau đến để kiếm chác, chia phần, đánh chén một cách vô lối.

-Ý nghĩa phê phán của bài ca dao : Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.

Câu 4.

-Chân dung cậu cai.

+ Vẻ bên ngoài :

Cai tức là cai lệ, chức thấp nhất trong quân đội thời phong kiến ; cậu – cách gọi người còn trẻ và có ý mỉa mai.

Đầu đội nón dấu lông gà – dấu hiệu của con người có quyền hành.

Ngón tay đeo nhẫn – dấu hiệu chứng tỏ sự giàu sang thích khoe khoang, tính cách của người thiếu đứng đắn.

+ Thực chất bên trong :

Một người có quyền lực như cậu mà ba năm mới có một chuyến sai, ba năm mới được một lần ra oai – quá ít ỏi.

Giàu sang thế mà áo lẫn quần đền không có phải đi mượn đi thuê = > Như vậy ở hai câu sau tất cả cái giàu sang, cái oai vệ của cậu cai đã phơi bày thực chất hết sức thảm hại đáng thương. Cái vỏ bên ngoài của cậu là căn nguyên của sự sĩ diện, thích khoe khoang mà thôi.

-Nghệ thuật châm biếm :

+ Miêu tả có tính chất điểm xuyết.

+ Nghệ thuật phóng đại

Ba năm được một chuyến sai

Áo mượn, quần thuê.

II.Luyện tập

Câu 1. Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản. Cả 4 ý kiến nêu dưới đây đều đúng :

Hướng dẫn :

-Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.

-Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.

-Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

-Nghệ thuật tả thực có trong cả 4 bài.

Câu 2. Những câu hát châm biếm trên có đặc điểm gì giống với truyện cười dân gian.

-Giống về nội dung : Tập trung phê phán chế giễu các thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

-Giống về mặt hình thức : Dùng phương pháp nói ngược hay cường điệu phóng đại.

= > Ca dao châm biếm và truyện cười dân gian có những nét gần gũi với nhau.

Bài liên quan

Soạn văn lớp 7 (đầy đủ và chi tiết cả năm)

Soạn văn lớp 7 (đầy đủ và chi tiết cả năm)

Bộ bài soạn văn lớp 7 HK 1 và HK 2 đầy đủ và chi…
Soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH A.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 1. Đoạn…
Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 7

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 7

Học Tốt Ngữ Văn tổng hợp những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất. Trong…
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *