VĂN BẢN BÁO CÁO
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÁO CÁO
1. Văn bản báo cáo (t.133, 134)
a) Viết báo cáođể tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
b) Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:
– Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.
– Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
c) Một số trường hợp cần viết báo cáo:
· Lớp trưởng báo cáo kết quả buổi lao động vệ sinh đầu năm học của lớp cho thầy (cô) chủ nhiệm.
· Lớp trưởng báo cáo kết quả đợt thi đua tìm hiểu về Đoàn trong tháng 3 cho thầy (cô) chủ nhiệm
· Lớp trưởng báo cáo về buổi tham quan địa đạo Củ Chi cho thầy (cô) chủ nhiệm.
2. Tình huống phải viết báo cáo:
– Tình huống b: cần viết báo cáo.
– Tình huống a: cần viết văn bản đề nghị.
– Tình huống c: cần viết đơn xin nhập học.
II. CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO
1. Cách làm văn bản báo cáo (t. 135, 136)
a) Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.
(2) Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng.
(3) Tên văn bản: Báo cáo về…
(4) Nơi nhận báo cáo.
(5) Người (tổ chức) báo cáo.
(6) Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.
(7) Kí tên.
– Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
– Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (5) báo cáo của ai, (4) báo cáo với ai, (3) báo cáo về việc gì, (6) kết quả như thế nào.
b) Cách làm một văn bản báo cáo.
– Dàn mục: 7 mục như câu trả lời a.
– Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
– Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau:
· Báo cáo của ai.
· Báo cáo với ai.
· Báo cáo về việc gì.
· Kết quả như thế nào.
III. LUYỆN TẬP (t.136)
Các lỗi lầm cần tránh
– Thiếu một trong các mục sau đây:
(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.