Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính siêu ngắn nhất trang 107 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH?
1. Đọc các văn bản (trang 107, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
2. Trả lời câu hỏi:
a) Người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo khi:
– Thông báo: truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng rộng rãi đều biết.
– Đề nghị: đề đạt nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
– Báo cáo: chuyển thông tin từ cấp dưới lên cấp trên.
b) Mục đích của mỗi văn bản:
– Thông báo: phổ biến thông tin thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện.
– Đề nghị: trình bày nguyện vọng, thường theo lời cảm ơn.
– Báo cáo: tập hợp những công việc đã làm được để cấp trên biết, thường kèm theo số liệu, tỉ số phần trăm,…
c)
– So sánh:
+ Giống nhau: đều có tính khuôn mẫu (viết theo mẫu, ai cũng viết được, từ ngữ giản dị và dễ hiểu).
+ Khác nhau: về mục đích, nội dung và yêu cầu.
– Các văn bản truyện thơ có đặc điểm:
+ Thường có sự sáng tạo của tác giả.
+ Chỉ các nhà thơ, nhà văn mới viết được.
+ Các từ ngữ thường gợi ra liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc.
d) Loại văn bản tương tự: đơn từ, biên bản, hợp đồng,…
3. Đặc điểm của văn bản hành chính: dùng để truyền đạt thông tin, đề đạt nguyện vọng, sơ kết hoặc tổng kết những việc đã làm.
Phần II
LUYỆN TẬP
Tình huống viết loại văn bản hành chính:
– Trường hợp 1: văn bản thông báo
– Trường hợp 2: văn bản báo cáo
– Trường hợp 4: viết đơn xin nghỉ học
– Trường hợp 5: văn bản để nghị
Hoctotnguvan.vn