Viết bài tập làm văn số 5 – Văn tả cảnh (làm ở nhà)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn tả cảnh (làm ở nhà) siêu ngắn nhất trang 49 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Đề 1

Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về.

1. Mở bài: Giới thiệu về cây mình định tả (cây đào).

2. Thân bài:

– Tả khái quát: Cây đào tượng trưng cho ngày Tết lạnh giá ở miền Bắc,…

– Tả chi tiết:

+ Có nhiều loại đào khác nhau: đào bích, đào phai, đào thất thốn,… mỗi loại lại mang một vẻ đẹp riêng.

+ Gốc đào: thường được uốn thành nhiều hình thù đẹp mắt.

+ Cành đào: với nhiều lộc non mơn mớn, giàu sức sống.

+ Nụ đào: chúm chím, đỏ hồng. Cứ e ấp, thẹn thùng như một nàng tiên.

+ Hoa đào: Thường có năm hoặc nhiều cánh. Cánh đào mỏng manh, mềm mịn, phảng phất hương thương dịu mát.

– Đào được trưng vào mỗi dịp tết đến với mong ước xua tan đi chuyện không vui của năm cũ, đón chào năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

3. Kết bài: Cảm xúc của em đối với cây đào.

Đề 2

Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

1. Mở bài: Giới thiệu hàng phượng vĩ ở sân trường (hoặc trên đường phố).

2. Thân bài:

– Tả khái quát: Hàng phượng vĩ như những chiếc ô khổng lồ màu đỏ rực, duyên dáng dưới nắng hè.

– Tả chi tiết:

+ Hàng phượng vĩ giữa sân trường với những gốc to sừng sững.

+ Thân cây: màu nâu xám, phải hai học trò ôm mới xuể.

+ Cành: mọc nhiều và tỏa ra nhiều phía như những cánh tay che chở cho chúng em.

+ Hoa phượng: nở từng chùm đỏ rực. Cánh hoa mỏng manh như cánh bướm.

+ Hàng phượng là mái nhà cho những chú ve tinh nghịch. Từ trong tán phượng, bao bản nhạc “ve…ve” cứ ngân vang suốt đêm ngày.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ cùng âm thanh quen thuộc của ve kêu (hoa phượng, tiếng ve là bạn thân của tuổi học trò, báo hiệu mùa nghỉ hè của chúng em đã tới).

Đề 3

Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh bão lụt em định tả (trận bão ở miền Trung).

2. Thân bài:

– Mặc dù cơn bão đã được báo trước nhiều ngày nhưng Hà Tĩnh quê em vẫn chịu nhiều thiệt hại.

– Những ngôi làng gần biển gánh nhiều hậu quả nhất: nước dâng lên cao, nhà cửa bị ngập tới nóc, nhiều nhà bị đổ sập.

– Cảnh mất điện, mất nước, thiếu thức ăn diễn ra khắp nơi.

– Bao nhiêu người bị bão lũ cuốn đi.

– Ngoài ra, ruộng vườn, hoa màu, gia súc bị mất trắng.

3. Kết bài: Cảm nhận của em về trận bão lũ và ước mong.

Đề 4

Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.

1. Mở bài: Lời chào, hỏi han sức khỏe của bạn và tả cho bạn nghe ngày đông của khu phố mình.

2. Thân bài:

– Mùa đông đến làm cho tiết trời lạnh và giá rét.

– Hôm nay là ngày rét đậm nhất từ trước tới giờ.

– Sáng sớm, khu phố chỉ lác đác có một số bác dậy sớm .

– Làn sương đêm vẫn đọng trên lá cành.

– Mặt trời lên, làn sương tan dần, mọi người bắt đầu đi làm, đi học,…

– Buổi trưa, trời ấm dần, những tia nắng nhẹ nhàng chiếu xuống.

– Đến chiều tối trời bắt đầu trở lạnh.

– Trong đêm tối, trên từng góc nhỏ của vỉa hè có những gánh hàng rong với lò lửa ấm áp. Chúng mình ngồi quanh bếp than, nướng ngô và khoai, cùng các bác trò chuyện rôm rả.

3. Kết bài: Thư đã dài, mình xin dừng bút và mong ngày gặp bạn vào một ngày gần nhất.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Con Rồng cháu Tiên

Soạn bài Con Rồng cháu Tiên siêu ngắn nhất trang 5 SGK ngữ văn 6…

Bánh chưng, bánh giầy

Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn nhất trang 9 SGK ngữ văn 6 tập 1…

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt siêu ngắn nhất trang 13…

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt siêu ngắn nhất trang…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *