Phương pháp tả cảnh

Soạn bài Phương pháp tả cảnh siêu ngắn nhất trang 45 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi:

a) Qua hình ảnh nhân vật Dượng Hương Thư, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông dữ là bởi vì:

– Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào.

– Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

– Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ và cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b) Văn bản thứ 2 tả sự hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và rừng đước bạt ngàn.

   Người viết đã miêu tả theo thứ tự: từ gần đến xa và từ thấp lên cao.

c) Tóm tắt các ý của văn bản 3:

– Mở bài (Từ đầu … đến “là màu của lũy”): Giới thiệu về lũy làng.

– Thân bài (Tiếp … đến “lúc nào không rõ”): Tả chi tiết 3 vòng của tre.

– Kết bài (Còn lại): Miêu tả những mầm măng, ngợi ca tình mẫu tử của loài tre.

* Nhận xét thứ tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.

Phần II

LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI TẢ CẢNH

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn, tập 2):

      Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn thì em sẽ:

a) Lựa chọn hình ảnh:

– Cảnh học sinh bắt đầu nhận đề bài

– Học sinh chăm chú làm bài, trật tự và nghiêm túc.

– Tả một vài hoạt động của giáo viên trong khi học sinh đang làm bài (hướng dẫn các bạn đọc kĩ đề, đi lại kiểm tra, nhắc nhở không sao chép,…).

– Cảnh bên ngoài lớp học: sân trường, cây cối, chim hót líu lo,…

b) Tả theo trình tự từ ngoài vào trong kết hợp tả theo trình tự thời gian.

c) Mở bài và kết bài:

– Mở bài:

+ Tiếng trống “tùng, tùng, tùng” đã vang lên.

+ Chúng em đứa nào đứa nấy đều chạy nhanh cho kịp giờ vào lớp bởi tiết đầu tiên của lớp em là kiểm tra Tập làm văn.

– Kết bài:

+ Giờ kiểm tra Tập làm văn đã kết thúc.

+ Chúng em vui vẻ và mong là sẽ nhận được điểm cao từ cô giáo.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn, tập 2):

– Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi:

+ Giờ ra chơi đã đến.

+ Chúng em ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ

+ Dưới tán cây bàng, cây phượng, các bạn nữ rủ nhau chơi nhảy dây, các bạn nam chơi trò đuổi bắt,…

+ Tiếng trống báo hiệu hết giờ chơi: chúng em chạy thật nhanh vào lớp để bắt đầu tiết học tiếp theo.

– Tả theo trình tự không gian.

– Miêu tả một cảnh sân trường giờ ra chơi:

     Dưới gốc cây phượng vĩ già, chúng em rủ nhau chơi trò nhảy dây đầy thú vị. Bạn Lan nhảy giỏi quá khiến cho bao nhiêu bạn phải trầm trồ khen ngợi. Gần đó là nơi các bạn nam nô đùa, đuổi bắt. Tiếng cười nói ríu rít của học trò hòa với tiếng ve kêu râm ran đã tạo nên những âm thanh sôi động.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn, tập 2):

     Rút thành dàn ý:

* Mở bài: Biển đẹp

* Thân bài:

– Cảnh biển vào buổi sáng.

– Cảnh biển vào buổi chiều.

– Vẻ đẹp của biển trong ngày mưa rào.

– Vẻ đẹp của biển trong buổi nắng sớm mờ

– Vẻ đẹp của biển trong buổi chiều lạnh

– Vẻ đẹp của biển trong chiều nắng tàn

– Vẻ đẹp của biển trong buổi trưa xế

– Sự thay đổi màu sắc của biển theo thời tiết và thời gian.

* Kết bài: Nhận xét về biển vì sao đẹp?

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Con Rồng cháu Tiên

Soạn bài Con Rồng cháu Tiên siêu ngắn nhất trang 5 SGK ngữ văn 6…

Bánh chưng, bánh giầy

Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn nhất trang 9 SGK ngữ văn 6 tập 1…

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt siêu ngắn nhất trang 13…

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt siêu ngắn nhất trang…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *