Phân tích nhân vật Mẹ Tơm của Tố Hữu văn học 12

Phân tích nhân vật Mẹ Tơm của Tố Hữu văn học 12

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích nhân vật Mẹ Tơm của Tố Hữu văn học 12

Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình chính luận luôn hướng đến cái ta chung, niềm vui lớn, khát vọng lớn. Trong cuộc đời thơ của mình Tố Hữu gắn từng chặng đường thơ với từng chặng đường cách mạng. Nói cách khác nhà thơ sáng tác thơ để nhìn lại những gì đã trải qua của cuộc đời mình và của lịch sử. Không chỉ có những sự kiện lịch sử thơ Tố Hữu còn có cả hình ảnh những người mẹ Việt Nam anh hùng. Những hình ảnh ấy xuất hiện một cách đều đặn trong thơ Tố Hữu. Mẹ Tơm là một trong những bà mẹ mà Tố Hữu đã dành vần thơ của mình để nói lên tình cảm và sự biết ơn đối với mẹ.

Bài thơ mẹ Tơm được nhà thơ sáng tác trong một chuyên đi về thăm lại người mẹ anh hùng ấy. Trong bài thơ dài ấy người mẹ Tơm hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp. Mẹ đại diện cho những người mẹ Việt nam anh hùng. Nhà thơ đi về thăm quê hương nơi mẹ ở. Trong lòng vui sướng khi nghĩ gặp lại mẹ nhưng thời gian trôi đi và mẹ Tơm bây không còn nữa. Chỉ có cô gái ở ngoài mời người khách lạ vào ghé chân nghỉ ngơi. Nhà thơ giật mình vì nhà mình mà lại coi như khách lạ và nhà thơ chợt nhận ra thời gian trôi nhanh lắm rồi. Theo dòng hồi tưởng của nhà thơ hình ảnh người mẹ Tơm hiện lên với những vẻ đẹp anh hùng.

Xem thêm:  Tóm tắt tác phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm”

Loading…

Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.

Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:

“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con

Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?

Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc.

Xem thêm:  Phân tích Người lái đò Sông Đà

Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết:

“Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh

Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh

Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ

Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…”

Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng me in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ.

Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao:

“Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn

Lính về, lính trói cả hai con

Máu con đỏ cát đường thôn lạnh

Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!”

Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Đò lèn

Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già những vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao. Có lẽ vì thế mà Tố Hữu dù bận bịu với chiến đấu nhưng cũng không thể nào quên được tình cảm và ân tình của người mẹ anh hùng ấy.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *