Cảm hứng trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Cảm hứng trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Hướng dẫn

Loading…

Cảm hứng trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm là hai nhà thơ nổi tiếng ở hai thời điểm khác nhau. Một người ở thời kháng chiến chống Pháp còn người kia nổi tiếng ở thời kháng chiến chống Mỹ. Thế nhưng chính hoàn cảnh đất nước là xảy ra những cuộc đấu tranh chống quân xâm lược ấy mà hai nhà thơ này lại cùng có chung cảm hứng về đất nước. Chính vì thế họ cùng sáng tác ra một thi phẩm với tựa đề là đất nước. tuy nhiên cách khám phá về đất nước của hai người có những điểm chung và khác nhau. Vậy những điểm chung và điểm riêng biệt đó là gì?

Trước hết là điểm chung thì họ đều chọn cho mình cảm hứng về quê hương đất nước. Đề tài về đất nước là một đề tài không mới nhưng cũng không bao giờ cũ bởi nó mang đến những tình cảm cá nhân của từng nhà thơ với đất nước của mình. Hai nhà thơ này cũng không nằm ngoài những nhà thơ viết về đất nước. Cả hai người đều là người có tài và yêu quê hương đất nước.

Điểm chung thứ hai là tư tưởng đất nước của nhân dân. Chính nhân dân là người làm ra đất nước. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết về sự đứng lên của nhân dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ. Những người nông dân ấy căm hờn tội ác của thực dân Pháp vì thế cho nên họ đứng lên để bảo vệ tổ quốc của mình:

“Khói nhà máy cuộn trong sương sớm

Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng”

Loading…

Còn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân qua hàng loạt các hình ảnh đất nước trong những hình ảnh thân thuộc, đồng thời chính những người nhân dân không biết mặt đặt tên lại chính là những người chiến đấu và làm nên đất nước. Bởi chính sự hi sinh của họ đã làm nên đất nước hôm nay. Không chỉ trong tranh đấu mà họ còn là người giữ gin giọng nói, dáng điệu, hạt lúa, ngọn lửa để truyền lại cho con cháu mai sau làm nên bản sắc riêng của con người Việt. Vậy chính họ đã tạo nên lịch sử của một đất nước, tạo nên văn hóa của đất nước:

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

“họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm nên đất nước”

“Họ truyền cho ta hạt lúa ta trồng

…….

Để đất nước là đất nước nhân dân

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao huyền thoại”

Điểm chung thứ ba mà cả hai nhà thơ đều tìm thấy trong cảm hứng đất nước đó là hình ảnh đất nước đều hiện lên trong những hình ảnh thân thuộc của quê hương. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết:

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Nguyền Khoa Điềm lại viết về những điều rất đỗi thân quen bình di:

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…”

Điểm chung thứ tư là thể thơ. Cả hai nhà thơ đều chọn thể thơ tự do để thể hiện cảm xúc của mình. Có thể nói thể thơ ấy là điểm thuận lợi để cho cảm xúc tuôn chảy một cách thoải mái nhất.

Tuy có những điểm chung những cả hai bài thơ đều có những nét riêng biệt mà bài kia không giống.

Nguyễn Đình Thi khám phá đất nước từ buổi sang mát trong của mùa thu nhớ ngày ra đi không ngoảnh lại buồn xao xác hơi may. Và đến ngày nay thì mùa thu đã vui tươi trở lai.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa và giá trị của Số phận con người của Sô- lô – khốp

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ về những ngày thu đã xa

…..

Trong biếc tiếng nói cười thiết tha”.

Thế rồi từ chỗ nói về cảm xúc của mình mùa thu năm xưa và hiện tại nhà thơ khẳng định chủ quyền dân tộc qua những hình ảnh hữu hình vô hình của đất nước. Sau đó là hình ảnh đất nước của nhân dân qua việc chính nhân dân chịu những đau thương mất mát rồi từ đó bật lên những tiếng căm hờn đứng lên thành những anh hùng giữ nền độc lập tự do của đất nước:

“Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta”

Để rồi:

“Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt nam từ máu lửa

Đứng dậy rũ bùn sáng lòa”

Đó chính là cách khám phá đất nước và cách thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân của nguyễn Đình Thi. Đất Nước đối với nhà thơ mà nói là đất nước từ những năm đau thương đến những giây phút đứng lên quật khởi chống lại bọn đế quốc. Có thể nói rằng nhân dân ta vốn hiền lành và ưa chuộng hòa bình thế nhưng nếu như chúng không biết điều và cố tình xâm chiếm đất nước ta thì nhân dân ta chắc chắn sẽ đứng lên đấu tranh. Mặc cho chúng có nhiều súng đạn đến đâu cũng không thể nào bắn chết được người Việt Nam yêu nước.

Còn Nguyễn Khoa Điềm lại có cách khám phá riêng. Nhà thơ đi từ cội nguồn đất nước có từ bao giờ:

“Đất nước có từ cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương sau bằng gừng cay muối mặn…”

Và nhà thơ tiếp tục đi vào giải thích định nghĩa đất nước là gì trên bà phương diện không gian thời gian. Đất nước được tách ra thành hai khái niệm đất và nước sau đó lại được hợp lại thành đất nước. Không gian đất nước tồn tại trong chính cả tình yêu đôi lứa thầm kín, trong không gian sinh tồn của nhân dân ta. Đất nước còn là thời gian đằng đẵng từ thời mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân đến thời vua Hùng, thời của anh và em trong hiện tại và tương lai của con cái chúng ta.

Xem thêm:  Phân tích tình huống độc đáo và hấp dẫn trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Để làm rõ cho tư tưởng đất nước của nhân dân nhà thơ đi vào phân tích tư tưởng ấy trên ba phương diện: địa lý, lịch sử, văn hóa. Ở phương diện nào thì người dân vẫn là người làm nên những di tích của đất nước.

ở phương diện nghệ thuật chúng ta cũng thấy được sự khác nhau. Nếu như nhà thơ Nguyễn Đình thi thể hiện với giọng thơ khi buồn nhớ khi vui vẻ phơi phới khi lại hào hùng kể chuyện đứng lên của nhân dân thì Nguyễn Khoa Điềm lại góp vào chủ đề đất nước một giọng thơ trầm lắng suy tư, nhẹ nhàng thủ thỉ. Nó mang hơi thở của ca dao thần thoại.

như vậy qua đây ta thấy được sự giống nhau và khác biệt của hai nhà thơ khác nhau ở hai thời kì khác nhau nhưng chung cảm hứng về đất nước. Mỗi bài thơ đều có một cách khám phá riêng song cả hai bài thơ đều chất chứa tình cảm của hai tác giả dành cho quê hương đất nước mình.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *