Suy nghĩ về lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” của Lor-ca

Suy nghĩ về lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” của Lor-ca

Hướng dẫn

Loading…

Suy nghĩ về lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” của Lor-ca

Lor-ca là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Từ nhỏ Lor-ca đã được coi là một thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu…. Ông vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng cho con người, vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật.

Sự xuất hiện của Lor-ca cùng nhiều tài năng khác lúc bấy giờ khiến cho đời sống tinh thần của Tây Ban Nha và cả một vùng rộng lớn khu vực Tây Âu trở nên sôi động. Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn năm 1936 chế độ phản động Tây Ban Nhân thân phát xít đã bắt giam và giết chết Lor-ca.

Cái chết của Lor-ca đã dấy lên làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới. Tên tuổi ông đã trở thành biểu tượng, ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chiều Tối – Hồ Chí Minh

Nhà văn Thanh Thảo tri âm, đồng điệu, ngưỡng mộ tài năng nhà cách tân nghệ thuật Tây Ban Nha giàu nhiệt huyết ấy. Ông đã viết “Đàn ghi ta của Lor-ca” để tái hiện vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca khi ra pháp trường và những cách tân nghệ thuật còn dang dở của anh.

Dòng cảm xúc xót xa, tiếc nuối về một nhà thơ thiên tài được chảy trôi theo những suy tư đa chiều, vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của một hồn thơ cùng nét độc đáo trong phong cách thể hiện đã gây dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Trước khi chết, Lor-ca để lại di chúc: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. “Cây đàn” được hiểu là biểu tượng nghệ thuật của Lor-ca là những đóng góp của ông trên lĩnh vực nghệ thuật. Cây đàn cũng như Lor-ca chỉ có giá trị khi gắn với Lor-ca.

Lor-ca không còn nữa thì sự sống của cây đàn, của những sáng tạo nghệ thuật cũng chấm dứt. Nhà thơ Thanh Thảo đã lấy câu nói đó làm lời đề từ cho bài thơ, như một thứ chìa khóa nhằm hướng tới người đọc hiểu thông điệp sâu xa của bài thơ chăng?

Loading…

Lời đề từ là tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật, tình yêu tha thiết của ông với xứ sở Tây Ban Nha thì chưa đủ. Có lẽ ý nghĩa và ước nguyện sâu xa mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đó là sự cách tân nghệ thuật. Nhà thơ không muốn thơ ca cách tân của mình trở thành vật án ngữ trong sáng tạo của thế hệ sau. Nghệ thuật phải được đổi mới không ngừng.

Xem thêm:  Viết bài làm văn số 5

Người cầm bút phải biết nối tiếp và nhân lên, vượt qua những sáng tạo của Lor-ca để vươn tới chân trời nghệ thuật sáng tạo hơn. Đừng để thần tượng của mình đổ bóng xuống tương lai, nền nghệ thuật sẽ đi dần vào lạc hậu, già cỗi.

Nhà thơ Thanh thảo xót tiếc hành trình cách tân của một thiên tài bị dang dở, Lor-ca mất đi, văn chương thiếu kẻ dẫn đường, nghệ thuật Tây Ban Nha như một cỏ mọc hoang. Nỗi buồn dường như thấm vào tâm tư người nghệ sĩ phương Đông vì không ai hiểu thực sự, sâu sắc lời di chúc của Lorca.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *