Phân tích ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh

Phân tích ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Phân tích ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh

Bài làm

Trong thơ Đường cổ thường xuất hiện những từ nhãn tự được xem sẽ là linh hồn, trụ cột của bài thơ. Như trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của tác giả Thôi Hiệu nhãn tự của bài thơ chính là chữ “sầu” thể hiện nỗ buồn của tác giả trước thiên nhiên, cảnh vật nơi đây.

Chữ sầu gợi lên một nỗi buồn mênh mang, da diết cho bài thơ. Còn trong bài thơ Mộ của tác giả Hồ Chí Minh chữ ” Hồng” được coi là nhãn tự của bài thơ, gợi lên sự sinh động, tương lai của bài thơ, xóa tan sự u tối, nỗi buồn của khung cảnh hoàng hôn nơi vùng núi hoang sơ vắng vẻ.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Bài thơ Mộ là một bài thơ nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh khi tác giả bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian này người đã cho ra đời rất nhiều bài thơ hay thể hiện nỗi buồn khi bị bắt giam vô cớ, tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương đất nước.

Nỗi buồn canh cánh trong lòng khi quê hương vẫn còn chìm trong kiếp sống nô lệ, lầm than, mà bản thân mình thì chưa làm được nhiều điều vì con bị bắt giam tại nơi xứ người.

Bài thơ Mộ được tác giả viết khi bị giải đi từ nhà tù này tới nhà tù khác. Lúc thì trời vừa gáy sáng, khi thì hoàng hôn xế bóng. Bài thơ Mộ thể hiện sự mệt mỏi, cô đơn của con người trước cảnh hoàng hôn, khi trời vừa tắt nắng.

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Hai câu thơ gợi lên cảnh thiên nhiên rừng núi hoang sơ, cánh chim chiều sau một ngày mải miết đi tìm thức ăn, mưu sinh đã cảm thấy khá mỏi mệt, nên vội vã tìm chốn nghỉ ngơi khi ánh nắng chiều tắt đi. Tâm trạng của Bác lúc này cũng vô cùng mệt mỏi sau nhiều chặng đường áp giải leo hết núi này tới núi khác, thân thể bị xiềng xích gông cùm.

Trên bầu trời những đám mây lững lờ trôi lãng đãng, làm cho không gian mênh mông, rộng lớn càng tăng cảnh buồn thê lương, u ám.

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Trong hai câu thơ này bài thơ bỗng xuất hiện cảnh con người lao động vô cùng vui vẻ, sinh động, thể hiện tinh thần làm việc hăng say không hề biết đến mệt nhọc của người con gái vùng núi nông thôn, đảm đang, thánh thiện.

Cô làm việc hăng say quên cả thời gian đã chuyển tối, bên cạnh lò than rực hồng làm cho bài thơ trở nên ấm áp và có sức sống một cách lạ kỳ. Ngọn lửa hồng làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên đẹp hơn, làm cho cô gái trong bài thơ trở nên lung linh huyền ảo tựa như một nàng tiên trong truyện cổ tích đem tới sức sống cho tác phẩm.

Chữ hồng trong bài thơ, cũng thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả Hồ Chí Minh trong bối cảnh bị áp giải, bị tù đày chân tay đeo nhiều xiềng xích nặng nề, khó khăn khổ ải nhưng tác giả Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, sự kiên cường của mình trong những câu thơ vô cùng sinh động nhiều sức sống.

Chữ hồng còn thể hiện cho niềm tin của tác giả vào tương lai tươi sáng, vào con đường cách mạng mà người đã lựa chọn.

Bài thơ Mộ là một bài thơ hay độc đáo của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, ý chí thép của tác giả, dù thân thể bị tù đày nhưng tâm hồn của tác giả vẫn vượt lên mọi không gian và nghịch cảnh.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *