Phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong Đời thừa- Văn lớp 12

Phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong Đời thừa- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong Đời thừa- Văn lớp 12

Bài làm

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn có nhiều tác phẩm để đời gây được tiếng vang lớn cho nền văn học nước ngoài. Những tác phẩm của ông đều gắn liền với số phận người nông dân lao động và những nhà trí thức tiểu tư sản.

Tác phẩm “Đời thừa” kể về sự đấu tranh trong nội tâm gay gắt của nhà văn Hộ một người có tâm với nghề, nhưng lại phải sống một cuộc sống day dứt khi một bên là cuộc sống hiện thực cần cơm áo gạo tiền, cần tiền mua thuốc, mua sữa cho con. Với một bên là những giá trị nhân văn cao đẹp, hướng tới cuộc sống chân thiện mỹ cao cả.

Nhân vật Hộ là một nhà văn có ý thức sâu sắc về cuộc sống. Anh luôn muốn cuộc sống của mình phải có ý nghĩa lớn lao, lý tưởng sống cao đẹp, tạo ra những tác phẩm để đời gây được tiếng vang lớn, tạo ra những tác phẩm được cả xã hội công nhận.

Ngày còn độc thân Hộ viết rất thận trọng anh chỉ viết vừa đủ hoặc thậm chí là tằn tiện kiếm chút tiền mưu sinh qua ngày mà thôi, chứ không chạy theo đồng tiền. Không đặt mục đích kiếm tiền từ nghề viết lách.

Là một nhà văn có lương tâm, Hộ từng ôm giấc mộng lớn về sự nghiệp, về con đường nghệ thuật mà mình đã chọn. Vì nó anh có thể hy sinh tất cả. Anh mong ước sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị, bằng cách đào sâu tìm tòi những nguồn chưa ai khơi.

Anh không muốn sống một cuộc sống không có ý nghĩa, tạo ra những tác phẩm rẻ tiền mà người đọc chỉ đọc một lần là quên luôn. Những tác phẩm yêu đương ngôn tình xa rời thực tế, vẽ lên những ảo mộng cho con người. Trong khi cuộc sống thật ngoài đời vô cùng kham khổ, khó nhọc

Hộ là người có tâm, và có tài, Hộ mê say văn chương tới mức coi văn chương chính là nguồn sống, là không khí cơm ăn nước uống của mình hàng ngày. Anh tự hào rằng mình là nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, không có niềm vui nào bằng việc đọc một bài văn hay. Nó sướng lắm, sướng hơn cả việc chúng ta ăn một món ăn ngon hay mặc một bộ quần áo đẹp.

Lý tưởng sống đó của Hộ cho người đọc biết về tính cách của anh. Hộ là người sống lương thiện tốt bụng, có những cái nhìn nhân văn khác với người phàm phu tục tử bình thường.

Nhưng cuộc sống của Hộ lại rơi vào tình trạng bi kịch từ khi Hộ gặp Từ một cô gái đáng thương bị người yêu quất ngựa truy phong sau khi tặng cô một cái bào thai trong bụng. Thương cho hoàn cảnh của Từ nên Hộ đã cưới cô làm vợ, nhận con cô làm con mình. Nhưng từ khi trói đời mình vào cuộc hôn nhân này Hộ đã thay đổi rất nhiều. Đứa con ngày vừa kịp ra đời lại đến đứa con khác.

Cuộc sống khó khăn hơn, cần tiền nhiều hơn, khiến cho Hộ nhiều khi phải viết bừa, viết ẩu, viết theo thị hiếu của người đọc để kiếm tiền sinh sống, tiền cho vợ con ăn uống…

Cuộc sống thì cái gì cũng cần đến tiến khiến cho ngòi bút của Hộ phải uốn cong mình đi để viết ra những câu văn sai sự thật. Những câu văn mà chính anh cảm thấy xấu hổ khi đọc lại bài viết của mình, anh chỉ muốn xé đi quăng nó vào sọt rác. Mỗi lần đọc thấy tên mình dưới bài viết bừa anh chỉ muốn độn thổ vì xấu hổ. Hộ tự chửi mình là đồ khốn nạn, vô lương tâm, là người đã hỏng sống đời thừa, vô dụng

Bi kịch nội tâm của Hộ vô cùng đau đớn khi phải sống giữa cuộc sống đời thường cái gì cũng cần tiền với một bên là khát khao văn chương, lý tưởng sống cao đẹp. Nhiều lúc Hộ chỉ muốn biến mất muốn vứt bỏ hết tất cả để lại được như xưa khi chưa lập gia đình chưa khoác lên người những gánh nặng của việc làm chồng, làm cha. Nhưng rồi Hộ không làm được anh không nỡ bỏ người đàn bà khốn khổ kia và những đứa con thơ dại của mình.

Trong cuộc sống đời thường Hộ cũng rơi vào bi kịch. Hộ là người ghét cảnh đàn ông vũ phu quát nạt vợ con, nhưng mỗi lúc chán đời uống rượu say anh thường nói nhảm anh mắng chửi vợ con, khiến cho những đứa trẻ lấm lét nhìn ba. Từ cũng sợ anh sợ những lúc anh say xỉn về quát nạt mình. Nhưng khi tình rượu Hộ lại cảm thấy hối hận vô cùng. Anh xin lỗi vợ, hôn hít các con… Nhưng rồi anh lại uống say lại như vậy, bi kịch của Hộ nối tiếp ngày này qua ngày khác không chấm dứt.

Tác giả Nam Cao vô cùng tinh tế khi mà xoáy sâu vào tầng lớp trí thức nghèo những đấu tranh của họ trong đời sống văn chương lúc bấy giờ.

Truyện ngắn Đời thừa có tính chất tự sự của Nam Cao, làm nổi bật lên tư tưởng sống cái nhìn nhân sinh quan của tác giả trước thời cuộc.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *