Suy nghĩ về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành
Hướng dẫn
Suy nghĩ về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành
Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam của cha ông ta để lại, với những kinh nghiệm thực tế được đúc rút từ thực tế hằng ngày đã để lại cho đời sau những bài học giá trị to lớn. bàn về luật nhật quả thì có rất nhiều câu nhưng câu tâm đắc nhất vẫn là “Ở hiền gặp lành “ để giáp dục chúng ta phải có cách sống đẹp, hợp với đạo lý mà ông cha ta đã răn dạy.
Đầu tiên, “Ở hiền gặp lành” là gì? ở hiền là phải biết yêu thương đối xử tốt với những người xung quanh bằng những biểu hiện cụ thể, Những người ở hiền không bao giờ làm hại tới những người khác, luôn đặt lợi ích chung lên hàng đầu, không ích kỉ tham lam. Còn gặp lành là khi chúng ta làm những việc tốt không tham lam không có sự trục lợi sẽ luôn gặp được may mắn.
Chúng ta hãy cùng nhìn những người xung quanh chúng ta, mỗi người một tính cách, có người hiền lành luôn gặp may mắn trong cuộc sống, làm việc gì cũng trôi chảy, thuận buồm xuôi gió còn người độc ác thì làm gì cũng gặp trắc trở sau đó. Vậy làm thế nào để được công nhận là ở hiền? đó là những hành động giúp đỡ người khác, không tham lợi không vì mục đích riêng, và không có những hành động độc ác đối với người khác
Có nhiều người cứ nghĩ mình không làm hại ai cũng không giúp đỡ ai thì mình là người hiền. Nếu như bạn nghĩ thế thì tôi khuyên bạn hãy suy nghĩ lại bởi bạn đã sai rồi. Bởi sống hiền là luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Chỉ một hành động nhỏ như đưa một bà cụ sang đường cũng đã khiến cho bản thân thấy ấm lòng, chính những hành động đó cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, có niềm vui. Hơn nữa, khi bạn không làm điều xấu hại người khác bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng, không cảm thấy bất an hay lo lắng. Làm việc tốt, ở hiền sẽ khiến cho mọi người xung quanh quý mến, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trắc trở trong cuộc sống.
Câu tục ngữ không chỉ có trong đời thường mà còn được ông cha ta gửi gắm qua rất nhiều chuyện cổ tích như chuyện tấm cám. Tấm sống thật thà tốt bụng cho nên trải qua bao nhiêu khó khăn cuối cùng cũng có được hạnh phúc còn mẹ con cám ác độc chuyên đi hại tâm cuối cùng cũng bị quả báo, nhận lấy cái chết. Đó còn là câu chuyện của chàng thạch sanh thật thà luôn giúp đỡ người xung quanh cuối cùng đã lấy được công chứa còn mẹ con Lý Thông thì độc ác muốn hãm hại Thạch Sanh thì lại bị ông trời hóa thành bọ hung.
Dù là câu chuyện gì đi nữa nhưng tất cả vẫn hướng đến luật nhân quả, làm ác gặp ác, ở hiền gặp hiền.
Bên cạnh đó ta cũng nên nhìn nhận lại câu nói một cách khoa học nhất. Liệu rằng, với thế giới này cứ ở hiền đều đều gặp được hiền không. Thực tế đã chứng minh không phải bao giờ cuộc sống cũng thuận như thế. Có không ít người ở hiền nhưng lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn, có cuộc sống hẩm hiu, ngược lại có những kẻ xấu sống ác nhưng vẫn được sung sướng.Nguyên nhân là do xã hội đang phức tạp, thế lực xấu vẫn đang còn tồn tại cho nên luôn gieo thiệt hại cho những người xung quanh. Chúng ta hãy phấn đấu xây dựng một xã hội thật công bằng nhưng việc cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới đòi hỏi thời gian. Phải dày công đấu tranh để biến ước mơ thành sự thực.
Dù thực tế có phũ phàng thì chúng ta vẫn nên giữ cách sống ở hiền, đó là cách sống đạo đức, mang tới cho tâm hồn mình sự thanh thản. Lòng tốt đặt đúng chỗ sẽ giúp bạn và mọi người xung quanh cảm thấy thoái mái và hạnh phúc hơn.
Câu tục ngữ “Ớ hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó chính là phương châm xử thế tích cực. Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành nhưng cũng phải nhìn nhận trước những khả năng về các diễn biến phức tạp để tránh sự hụt hẫng, bi quan. Mỗi chúng ta không cần hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.