Nghị luận về noi gương và nêu gương của con người trong xã hội

Nghị luận về noi gương và nêu gương của con người trong xã hội

Hướng dẫn

Nghị luận về noi gương và nêu gương của con người trong xã hội

Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn vất vả khó mà vượt qua được. Một nhà văn đã từng nói rằng không có số phậm mà chỉ có con người quyết định tới số phận mà thôi. Thật vậy, trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương vượt qua mọi số phận. Những tấm gương đó đáng để cho chúng ta nhìn nhận học tập và noi theo.

Trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem gương ở đây có nghĩa là gì? gương chính là những hành động, việc làm cùng cả những con người cụ thể đã được xã hội và nhà nước công nhận. Những con người những tấm lòng làm việc cụ thể giúp ích cho xã hội, cho cộng đồng đất nước đều được gọi là gương.

Nếu gương là chúng ta phát hiện ra những tấm gương tốt có ích cho cộng đồng cho tổ quốc nhằm tôn vinh trân trọng và biết ơn đối với những hành động cùng với việc làm đó của họ. Noi gương đó là chúng ta học tập và noi theo những tấm gương đó, học tập những việc thực hành động thực mà họ đã giúp cho xã hội ngày càng tươi đẹp, phát triển phồn vinh. Vậy thì tại sao chúng ta lại cần phải nêu gương và noi gương cho họ, chúng ta đã được điều đó trước tiên là để hoàn thiện mình hơn.

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương của lối sống đẹp mà chúng cần nên học tập và noi theo. Chắc chắn các bạn cũng biết tới Phi Nhung, một ca sĩ đã mở ngôi nhà chung để giúp đỡ những em nhỏ lang thang cơ nhỡ. Hay bắt gặp hành động đưa cụ già, trẻ nhỏ qua đường, minh chứng cho một lối sống đẹp. Tất cả đều là nhưng tấm gương cùng tinh thần lối sống đẹp mà chúng ta cần học tập và noi theo.

Hay Nguyễn Ngọc Kí cũng là cái tên thân thuộc đối với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, nó trở thành biểu tượng quyết tâm và cả sự kiên trì. Cậu bé Kí bị bại liệt cả hai tay khi mới bốn tuổi. Vì không được may mắn như các bạn khác cho nên cậu không được đi học và toàn đứng nhìn bên cửa sổ nghe lỏm cô giáo giảng bài. Nhờ vào lòng quyết tâm của mình, cậu bé năm xưa giờ đã thành nhà giáo ưu tú, sáng tác ra chín đầu sách văn học. Đó chính là những tấm gương sáng mà chúng ta cần phải học hỏi noi theo.

Vậy, khi chúng ta muốn được nêu gương thì phải làm như nào? Muốn nêu gương được thì phải đi đôi với hành động. Hồ Chí Minh từng dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương cả về ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, ta phải: quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công “.

Bên cạnh đó, để giảo dục bằng nêu gương đạt được kết quả cao thì chúng ta cần lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau, là một trong những cách tốt nhất để xây dựng con người, cuộc sống xã hội mới.

Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em, trong nhà trường thầy giáo chính là tấm gương cho các học trò của mình …

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần phải tu dưỡng tốt nhằm trở thành những con người có đời tư trong sáng, mà còn là tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng đắn, chống lại thói hư tật xấu.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *