Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Hướng dẫn
Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Quang Dũng là một trong những nhà thơ xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp và cả trong thơ hiện đại. Quang dũng còn luôn nổi tiếng với hồn thơ lãng mạn, bay bổng tài hoa đậm chất bi tráng và Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu như thế.
Trước tiên, cảm hứng lãng mạn Tây Tiến được nuôi dưỡng bằng “nỗi nhớ” tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng thật chơi vơi như sự diễn tả của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Nối nhớ được sống dậy trong cảm hứng lãng mạn của tác giả, nỗi nhớ ấy rất khó để định hình, gọi tên. Cũng từ nỗi nhớ ấy mà cả một cuộc sống gian khổ chiến đấu với chiến trừng, người lính giống như đang đắm chìm trong một thế giới phi thường có gì bí ẩn nhưng cũng thật hào hùng, tha thiết và gần gũi xiết bao. Chiến trường trong bài thơ gian khổ, khắc nghiệt nhưng đồng thời cũng là thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ và ấm áp vô cùng. Trên cái nền của thiên nhiên ấy lại nổi bật lên đoàn quân Tây Tiến với dáng vẻ khí phách anh hùng và hào hoa. Hình ảnh về người lính thật sự rất kì dị và khác thường “da xanh màu lá”, “đầu trụi tóc” do thiếu thốn, bệnh tật. NHững hình ảnh rất thực đó vừa mang ý nghĩa trượng trưng lại rất có khí phách:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
Hoặc “cái chết” cũng vậy, những cái chết hàng loạt hay những cái chết đau thương cũng đều thật hào hùng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Có thể thấy rằng, nét độc đáo trong thơ của Quang dũng miêu tả hiện thực đến dữ dội và lãng mạn đến mộng mơ. Điều này thể hiện rất rõ khi miêu tả về thiên nhiên Tây Bắc. Những Câu thơ hầu hết là vần bằng được nằm xen kẽ cùng với những xâu chắc khỏe tạo nên sự đối lập trong âm hưởng:
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Nói về cái hiểm trở, tác giả đã dùng những hình ảnh thật độc đáo:
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Tác giả dùng“súng ngửi trời” thay cho “súng chạm trời”. Đây chính là thủ pháp cường điệu hóa – là đặc trưng của bút pháp lãng mạn, ngoài ra, còn thể hiện được chất hóm hỉnh nghịch ngợm của người lính. Hơn thế nữa, khi miêu tả về độ cao tác giả lại dùng từ để chỉ độ sâu “heo hút cồn mây súng ngửi trời” và có những câu thơ như bẻ gãy làm đôi: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”.
Bút pháp lãng mạn cùa bài thơ không chỉ được thể hiện ở việc miêu tả thiên nhiên mà còn được thể hiện rõ nhất trong việc miêu tả về phong thái sống của người chiến sĩ Tây Tiến. Đọc hai câu thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
Qua đây thấy rõ được sự gian lan khốc liệt.Quang Dũng không hề che dấu đi sự khốc liệt gian khổ trong chiến trận, chỉ có điều ông nhìn họ dưới một cái nhìn không ốm yếu mà lại hết sức phi thường. Vì thế dáng vẻ người lính mang phong thái rất riêng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Không những thế, tác giả còn khắc họa cả thế giới tâm hồn bên trong con người họ:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Những người lính Tây tiến gân guốc, rắn rỏi lại là những chàng trai rất đỗi hào hoa phong nhã đầy thơ mộng. “Mộng” và “mơ” của người linh được gửi về hai phương trời: biên cương – nơi còn đầy bóng giặc và Hà Nội – quê hương yêu dấu nơi có những bóng dáng thân yêu.
Đã hơn một lần, tác giả nói về cái chết:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Người ta tránh nói về cái chết nhưng ngược lại Quang Dũng lại không như thế, ông cho rằng chiến thắng nào rồi cũng phải trả giá bằng máu và nước mắt. Nét đặc sắc của Tây Tiến đó là nói tới chiến tranh mà không có một dòng thơ nào nói về bom đạn cùng tiếng súng, mọi thứ đều xuất phát từ sự lạc quan, tinh thần anh dũng.
Tây Tiến là một trong những bài thơ thành công của Quang Dũng, bài thơ cơ nhạc,có họa, bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh đau thương mất mát đó là sự hy sinh cao cả. Thời gian trôi qua, bài thơ vẫn sống mãi trong lòng các độc giả và trở thành một hoài niệm khó phai của một thời lịch sử hào hùng trong những buổi đầu kháng chiến chống Pháp.