Phân tích đoạn thơ thứ 2 trong bài Tây Tiến

Phân tích đoạn thơ thứ 2 trong bài Tây Tiến

Hướng dẫn

Phân tích đoạn thơ thứ 2 trong bài Tây Tiến

Một trong những bài thơ hay mà cho tới tận hôm nay, những vần thơ ấy vang lên vẫn giống như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một hiện tượng trong thơ Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, mang một phong cách hồn hậu,phóng khoáng. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Những vần thơ hào hoa vang lên đi vào lòng người trở thành những lời cảm xúc ngọt ngào đi cùng năm tháng. Và vẫn còn đó, tây tiến vang lên như một khúc hành ca của những người lính. Nó là một trong những bài thơ hay đầy cảm xúc, những vần thơ ấy vang lên vẫn giống như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một hiện tượng trong thơ Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, mang một phong cách hồn hậu,phóng khoáng. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Một thời đạn bom đó đã để lại nỗi ám ảnh cho những người trực tiếp tham gia chiến đấu. Từ những năm tháng chiến đấu gian nan,những con người ấy qua tiếng vọng thời gian trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết. Những cơn bệnh những buổi liên hoan những đêm nằm gác “ gửi mộng qua biên giới” và có cả những sự mơ mộng của những người lính trẻ tuổi và đầy nhiệt thành. Càng đọc chúng ta nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt, mới thấy hết những gieo neo, khổ ải của đoàn quân Tây Tiến.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Hình ảnh người lính Tây Tiến còn hiện ra với những vẻ hồn nhiên trong những đêm liên hoan đốt lửa trại hay những chiều có những khoảnh khắc mà kí ức ùa về. Một đêm liên hoan sau những mệt nhọc là những gì họ vẫn làm, và họ coi đó là một niềm vui nơi chiến trận khốc liệt này. “Đuốc hoa” gợi lên cho ta những hình ảnh liên tưởng vị. Đó có thể là những ngọn đuốc của những đêm lửa trại cũng có thể là những cây đuốc rực lửa của những đêm hành quân dọc miền rừng núi. Và đó cũng có thể là những bông hoa chuối khoe sắc rực rở của mình cho dù ở trong đêm tối. Dù được hiểu theo cách nào thì vẫn là một ánh sáng đẹp đẽ gợi lên một không gian ấm áp. Không chỉ có ánh sáng của lửa trại mà còn có nhạc có âm thanh và mọi người giao lưu với nhau. Câu thơ” Kìa em xiêm áo tự bao giờ. Khèn lên man điệu nàng e ấp” còn cho ta một liên tưởng thú vị. Đó có thể là hình ảnh của những cô giá dân tộc tới cùng giao lưu với các anh lính nhưng cũng có thể là những người lính tây tiến giả gái để cho lễ hội của họ thêm phần náo nhiệt.

Trong khổ thơ tiếp theo, Chữ “ấy” bắt vần với chữ “thấy”, một vần lưng thần tình, âm điệu câu thơ trĩu xuống như một nốt nhấn, một sự nhắc nhở trong hoài niệm nhiều bâng khuâng. Quang Dũng trong khổ thơ nhớ là nhớ “hồn lau”, nhớ cái xào xạc của gió, nhớ những cờ lau trắng trời. Có “nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” thì mới có nhớ và “có thấy hồn lau” trong kỉ niệm. “Có thấy”… rồi lại “có nhớ”, một lối viết uyển chuyển tài hoa, Cùng con thuyền độc mộc “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Hình ảnh “hoa đong đưa” là một nét vẽ lãng mạn gợi tả cái “dáng người trên độc mộc” trôi theo thời gian và dòng hoài niệm. Đoạn thơ này được tác giả Quang Dũng vẻ ra những đường nét thật lãng mạn và nên thơ. Nó gợi ra một vẻ mơ hồ, hư ảo giữa nền sương trắng xóa.

Mỗi phần của bài thơ “ Tây Tiến” đều mở ra những khung cảnh những hoài niệm khó quên trong kí ức bản thâm của mỗi người lính. Những hình ảnh mộc mạc ấy dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ, mỗi nét đậm nhạt với sự kết hợp cả cảnh và con người đều thật sống động.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *