Phân tích đoạn đầu bài thơ Bên kia sông Đuống

Phân tích đoạn đầu bài thơ Bên kia sông Đuống

Hướng dẫn

Phân tích đoạn đầu bài thơ Bên kia sông Đuống

Hoàng Cầm là nhà thơ có sự gắn bó với quê hương, chính sự gắn bó này nó thấm vào những câu thơ giản dị chân chất của ông.Đặc biệt là bài thơ “ Bên kia sông Đuống”. những giai điệu của bài thơ đã khiến cho độc giả cảm nhận được cái hồn hậu giản dị mộc mạc chứa đựng trong đó. Cảm hứng ấy được bộc lộ khá rõ ngay trong đoạn mở đầu bài thơ, khi người con của quê hương đứng ở “bên này” nhìn về “bên kia sông Đuống”:

Mở đầu bài thơ chính là cái nhìn toàn cảnh “bên kia sông Đuống” từ “bên này”.cái nhìn ấy bao quát toàn cảnh và cũng được miêu tả trước con mắt của một con người tinh tế.

Và trong câu thơ: “Em ơi buồn làm chi”. Chúng ta tự hỏi rằng Em là ai? Là một con người không xác định. Chúng ta chỉ biết là một người cùng quê bên kia sông Đuống, không gọi tên nhưng biết rõ cũng k để làm gì.chỉ nhìn thấy phía bên kia sông đuống dáng người đó.. nhưng trong thơ Hoàng cầm thì bao giờ “em” cũng là một cô gái Kinh Bắc của ngày xưa ở đoạn kết, cô gái ấy đã hiện ra với hình ảnh ấy:

Bao giờ về bên kia sông Đuống

Ta lại tìm em

Em mặc yếm thắm

Em thắt lụa hồng…

Được miêu tả là một cô gái đẹp đồng thời cũng là một cô gái thùy mị, e lệ.Nhà thơ cần một cô gái như thế để bày tỏ tâm tình dào dạt của mình, nhất là đối với quê hương Kinh Bắc đẹp một cách cổ kính. Em đẹp từ khi tác giảm miêu tả những nét đặc trưng của cô gái Kinh Bắc với yếm thắm. Lụa hồng là cô gái thắt đáy lưng ong.

Không chỉ có cái nhìn toàn cảnh về không gian mà còn có sự miêu tả và cái nhìn thấu đáo về thời gian:

Sông Đuống trôi đi,Một dòng lấp lánh.

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

Câu hỏi tại sao lại nằm “nghiêng nghiêng”? thực chất điều này thật khó giải thích có lẽ phải có cái dáng “nằm nghiêng nghiêng” ấy con sông mới như một sinh thể có hồn, có tâm trạng hơn. dáng nghiêng nghiêng ấy như đợi chờ cùng thời gian chứng kiến những đổi thay của năm tháng xưa cho tới nay. Kết hợp cùng với “bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc”, hình ảnh nằm nép mình “nghiêng nghiêng” của con sông Đuống dường như gợi không khí lo âu, vắng lặng hơn chăng

Hơn thế tác giả Hoàng Cầm còn diễn tả Một nỗi đau “xót xa như rụng bàn tay” hình ảnh tươi đẹp của quê hương không còn bình yên, đẹp cổ kính ấy đã bị giặc chiếm đóng. Còn đâu dòng sông Đuống lấp lánh trôi giữa hai bờ cát trắng phẳng lì, còn đâu màu xanh mượt mà, biêng biếc của dâu mía ngô khoai? tất cả giờ chỉ còn lại nỗi đau của một con người “đứng bên này Bỗng sao nhớ tiếc” cảm giác được:Sao xót xa như rụng bàn tay. Cảm xúc ấy phải được rút ra từ người trong cuộc, là quê hương thân yêu của mình bị giặc chiếm đóng thì mới có nỗi đau như vậy. Khi nghe tin quê hương bị giặc tàn phá và nỗi đau đã trào ngay trong những dòng thơ đầu bằng một hình ảnh đầy ấn tượng.

Ở đoạn mở đầu, nỗi đau ấy đã khép lại để cho những nỗi đau những tiếng lòng liên tiếp tuôn trào. Đoạn đầu cũng là sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ Bên kia sông Đuống của ông. Những câu thơ ngắn ngủi nhưng sức lan tỏa rất lớn.

Hoàng Cầm đã rất thành công với đoạn thơ đầu tiên là khi bắt đầu khơi nguồn cảm xúc. Đoạn thơ là một bức tranh đẹp được khúc xạ qua tâm trạng đau xót của nhà thơ khi quê hương Kinh Bắc thân yêu đã bị giặc chiếm đóng.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *