Cảm nhận về bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu
Hướng dẫn
Cảm nhận về bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu
Trần Đình Hượu là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa tư tưởng ở Việt Nam. Ông đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về văn hóa tư tưởng có giá trị từ hiện đại đến truyền thống. Và nhìn về vốn văn hóa của dân tộc là một đoạn trích của tiểu luận “về vấn đề tìm đặc sắc của dân tộc” đã được Trần Đình Hượu viết vào năm 1986. Trong tác phẩm này thì tác giả đã thoát khỏi thái độ hoặc là ngợi ca, có thể là chê bai thường thấy khi tiếp cận vấn đề, tinh thần chung của bìa viết đó là tiến hành về một sự phân tích đáng giá khoa học đối với những vấn đề nổi bật của nền văn hóa Việt Nam.
Trước tiên thì tác giả đã đặt vấn đề về khái niệm văn hóa của Việt Nam. Chúng ta thường hay nói tới văn hóa ẩm thực hay là văn hóa đọc. Vậy thì văn hóa đó là tổng thể nói chung về những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra ở trong quá trình lịch sử.
Đứng trên khái niệm về vốn văn hóa thì Trần Đình Hượu đã nêu lên một nhận xét khái quát về nền văn hóa Việt đó là “chúng ta không thể tự hào nền văn hóa của chúng ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại hay có những đặc sắc nổi bật”
Tác giả đã phân tích rõ những đặc điểm của vốn văn hóa Việt Nam thông qua phương diện về đời sống, về vật chất lẫn ở trong tinh thần. Về tôn giáo thì tác giả đã khẳng định được Người Việt không cuồng tín hay cự đoan mà đã dung hòa để tạo nên sự hài hòa.
Nước Việt là một nước có truyền thống văn hóa từ rất lâu đời nhưng luôn biết cách để tiếp thu và chọn lọc từ nước bạn để làm giàu cho vốn văn hóa của nước mình. Chính điều này đã tạo nên một dân tộc đậm đà bản sắc.
Về khoa học kĩ thuật thì không một ngành nào có thể phát triển đến thành truyền thống tự hào và về hội họa âm nhạc thì đều không phát triển đến tuyệt kĩ.
Trong thơ ca thì Trần Đình Hượu đã chỉ rõ “trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất chính là thơ ca. Hầu như người nào cũng cao dịp cũng có thể làm dăm ba câu thơ ca”. Trong kho tàng văn học truyền thống thơ ca đã chiếm một phần không nhỏ bởi vì nó rất dễ thuộc và nó dễ đi sâu vào lòng người nhưng sốn nhà thơ để lại tác phẩm nhiều thì lại không có. Chính điều này đã tạo nên sự tranh cãi bởi vì dân tộc ta có rất nhiều nhà thơ lớn để lại nhiều tác phẩm đồ sộ, đó là niềm tự hào của dân tộc ta.
Bên cạnh những mặt tích cực thì Trần Đình Hượu cũng đã chỉ ra những điểm còn hạn chế của văn hóa Việt, đó là chúng ta xuất phát từ nước nông nghiêp cho nên có nhiều bất trắc, hơn nữa đất nước ta còn nhỏ tài nguyên lại chưa thật phong phú dẫn đến tâm lí thích cái vừa phải và phần nào đất nước chúng ta cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề từ các cuộc đấu tranh và thường xuyên bị các thế lực nước ngoài bao vây chống phá. Vì thế mong ước của nhân dân cũng rất đơn giản đó là có cuộc sống thái bình đời sống vật chất thoát nghèo nàn và không có mong ước phát triển mạnh mẽ”. Ở đây tác giả đã có một cái nhìn toàn diện về văn hóa và có sự triển khai nghiên cứu của mình sựa vào khảo sát trên thực tế.
Trần Đình Hượu còn quan niệm về cái đẹp là vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc,và con người ưa chuộng của người Việt đó là người sống tình nghĩa, coi sự giàu sang đó chỉ là tạm thời. Trong sinh hoạt thì ưa chừng mực và an lạc làm sao cho cuộc sống no đủ và yên bình.
Theo tác giả thì đặc điểm nổi bật ở trong sự sáng tạo văn hóa Việt đó là những con người sống hiền lành có tình nghĩa, có văn hóa. Đó chính là chùa một cột hay là các lăng tẩm của vua chúa thời Nguyễn, đó chính là lời ăn tiếng nói của nhân dân ở trong các câu ca dao và tục ngữ.
Tác giả đã chỉ ra những tôn giáo có ảnh hưởng tới con người việt đó là phật giáp và nho giáo. Chúng ta không tiếp thu toàn bộ mà chỉ tiếp thu những đạo lí tốt đẹp. Bên cạnh đó thì chúng ta còn sáng tạo nên chữ nôm ở trên cơ sở chữ hán tạo nên mang âm hưởng việt. Như vậy là chúng ta tiếp thu nhưng chúng ta chưa bao giờ khuôn dập theo máy móc, người Việt đã cải biến nó theo một ý nghĩa với những đặc trưng riêng biệt.
Tác phẩm chính là sự trình bày chặt chẽ và biện chứng logic thể hiện được các khía cạnh ở trong văn hóa dân tộc Việt. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy được về thái độ khách quan và sự khiêm tốn để tránh được khuynh hướng cự đoan. Đoạn trích còn cho chúng ta thấy được vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của người dân Việt Nam có từ rất lâu đời. Từ đó cho chúng ta thấy được trách nhiệm của mỗi thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa của dân tộc.