Nghị luận xã hội về đức tính tự tin của con người ngữ văn 12

Nghị luận xã hội về đức tính tự tin của con người ngữ văn 12

Hướng dẫn

Nghị luận xã hội về đức tính tự tin của con người ngữ văn 12

Trái với nhút nhát thì tự tin là một đức tính cần có để phát huy, trong cuộc sống nếu như nhút nhát thì bạn không thể có thành công được. Vậy thì tự tin là gì? và nó quan trọng với mỗi người như thế nào? chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!.

Tự tin được định nghĩa là một đức tính của con người, là tin vào khả năng của mình và tin vào những kiến thức và kinh nghiệm và mình vốn có. Có thể thấy rằng tự tin là một đức tính không thể thiếu ở mỗi người chúng ta, nếu như thiếu đi tự tin thì con người sẽ chẳng làm được gì và cũng không thể thành công được.

Tự tin còn được thể hiện ở trong học tập, đó là khi chúng ta gặp phải một vấn đề nào đó khó, nếu như là người nhút nhát thì không tin vào khả năng của mình, chưa làm đã sợ và không tìm ra được đáp án. Thế nhưng ngược lại đối với người tự tin vào khả năng của mình thì họ sẽ luôn bình tĩnh trước những vấn đề khó đó sau đó thì tìm cách giải quyết theo những gì mà mình đã học được. Bởi vì khi người ta không tin tưởng vào khả năng của mình thì mọi thứ sẽ không thể giải quyết được. Có thể nói tự tin là một bí quyết dẫn tới thành công.

Đối với những người có sự tự tin thì khi nói giọng nói và lời lẽ của họ nói ra dõng dạc hơn rất nhiều và có khi còn nói theo trình tự còn đối với người nhút nhát thì lại khác, cho dù họ đã học thuộc hay nắm vững thì vẫn cứ bị run và nói ấp a ấp úng không gẫy gọn và không sự rành mạch.

Tự tin ở trong công việc thường ngày đó là khi chúng ta giao tiếp, dẫu cho không được giàu sang nhưng cũng không vì thế mà chúng ta đánh mất đi sự tự tin. Hay ở trong công việc văn phòng, khi sếp giao cho công việc thì những người tự tin thường hay lấy làm bình thường và có thể bình thản, không kêu ca mà làm tốt phần của mình. Hay là khi mọi người thắc mắc về một dự án nào đó thì họ sẽ tự tin trả lời những câu hỏi những khúc mắc. Khi nói mọi câu từ và vấn đề đều rất vững vàng và phải có cơ sở. Thế cho nên tự tin rất quan trọng tới đời sống của chúng ta là vậy.

Ví dụ trong những ngành nghề như là giáo viên, ca sĩ hay là phát thanh viên nếu như thiếu đi sự tự tin thì chắc chắn là không bao giờ họ làm được việc hoặc là có làm thì kết quả cũng không được như ý muốn. Hay là một nữ ca sĩ khi bước lên sân khấu trước hàng nghìn khán giả nhưng nếu như cô ấy run thì không thể hát được bài nào, còn khi tự tin và đã làm chủ được sân khấu thì chính cô ấy đã thành công. Làm ca sĩ mà đứng trên sân khấu không hát nên lời thì coi như sự nghiệp ca sĩ cũng tàn cũng như giáo viên mà không nói được thì không thể truyền đạt được những kiến thức cần thiết cho học sinh. Chính vì thế cho nên tự tin rất quan trọng đối với mỗi người. Và nó có thể quyết định được tất cả những hành động ở trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Những người tự tin không chi làm được việc của mình mà còn được người khác tôn trọng và yêu mến. Bởi vì kiến thức có thể bồi đắp dần lên còn tự tin thì nó nuôi dưỡng ở ngay trong mỗi con người, nếu như chúng ta tự tin thì mọi việc sẽ suôn sẻ hơn. Khi đi tuyển dụng, nhà tuyển dụng luôn cần những người có năng lực kèm theo tự tin vì nó cũng có thể đánh giá được phần nào về việc anh ta sẽ làm được cho công ty.

Tuy nhiên, tự tin những cũng vẫn phải biết mình đang ở vị trí nào và phải biết được mình là ai, đừng bao giờ nghĩ mình là duy nhất và giỏi nhất. Như vậy sẽ bị trở thành lố bịch. Tự tin những cũng cần phải biết khiêm tốn và có điểm dừng, có như thế mới có thể thành công được trong cuộc sống.

Như vậy chúng ta có thể thấy dức tính tự tin vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta muốn phát triển và hoàn thiện thì cần phải cố gắng phát huy khả năng bản thân.Từ bây giờ hãy rèn luyện cho bản thân đức tính tốt đẹp này nhé!.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *