Phân tích nhân vật Tnu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ngữ văn 12
Hướng dẫn
Phân tích nhân vật Tnu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ngữ văn 12
Nguyễn Trung thành là nhà văn lớn trên mảnh đất Tây Nguyên với những cánh rừng đại ngàn. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông có lẽ phải kể đến đó là “rừng xà nu”, tác phẩm kể về câu chuyện người dân làng Xô Man kiên cường bất khuất ở trong chiến tranh xâm lược.
Rừng xà nu được viết vào năm 1965 khi mà đế quốc Mỹ bắt đầu ồ ạt tiến vào miền Nam nước ta. Câu chuyện là lời kể và cũng chính là dòng hồi tưởng của nhân vật có tên là Tnú. Truyện của một đời người được kể trong vòng một đêm đã trở thành lịch sử của cả dân tộc. Cuộc đời của Tnú chính là cuộc đời của dân làng nơi đó, từ đau thương mà vùng lên để đấu tranh và dần trưởng thành. Tác giả đã xây dựng thành công được nhân vật Tnú, tiêu biểu cho những anh hùng tây nguyên chiến đấu anh dũng bảo vệ buôn làng và đất nước yêu thương.
Tnu được xem là một nhân vật trung tâm xuyên suốt cả tác phẩm. Nguyễn Trung Thành đã rất khéo léo khi xây dựng nhssn vật này với những đặc điểm và tính cách riêng mang những dáng dấp của Tây Nguyên. Với màu sắc sử thi bi tráng và hài hùng, tác giả đã rất xuất sắc khi vẽ ra trước mặt chúng ta- những người đọc về một hình ảnh kiên cường và bất khuất hơn bao giờ hết. Truyện ngắn “rừng xà nu” mang một màu sắc sử thi từ cách tác giả xây dựng nhân vật. Câu chuyện về một đời người, một mảnh đất được kể gói gọn trong một đêm. Và đây cũng chính là thành công của Nguyễn Trung Thành.
Lúc còn nhỏ qua lời kể thì Tnu là một đứa trẻ mồi côi, lớn lên trong sự yêu thương và bao bọc của dân làng. Tnú là đứa con của dân làng Xô Man, của núi rừng tây nguyên. Ngay từ khi còn nhỏ thì Tnú đã được cán bộ Quyết dạy dỗ trở thành những cán bộ cách mạnh giỏi. Không phụ lòng mong mỏi của cán bộ cho nên Tnú đã hội tụ và bộc lộ những phẩm chất của một anh hùng nhỏ tuổi và cán bộ cách mạng trong tương lai.
Có những ngày cán bộ đảng về đóng chốt ở buôn làng, người dân đã thay nhau đi tiếp tế cho cán bộ, cũng có những người bị bắt đi và bị giết trước mặt nhưng mà Tnú và Mai không sợ, mới còn nhỏ tuổi nhưng đã xung phong đi liên lạc và tiếp tế với những cán bộ ở trong rừng. Nếu như không gan góc và quả cảm thì sao mà dám nhận trọng trách ấy trên vai.
Khi đi liên lạc thì Tnú không chọn những con đường mòn hay bằng phẳng mà chọn đi qua những con đường có nước chảy xiết và gai góc nhằm lọt qua hết những vòng vây của giặc. Còn nhỏ những Tnú gan góc một cách lạ thường và có một ý chí sắt đá không ai có thể sánh bằng. Có một lần không may Tnú đã bị giặc bắt và Tnú nuốt ngay thư vào bụng để giữ an toàn cho các cán bộ còn lại. Sau đó Tnú bị chém đầy rẫy những vết dao ở trên người vì dám lớn tiếng bảo bọn chúng “ cộng sản ở đây này
Tuy là gan góc và gan dạ là vậy nhưng Tnú lại học chữ rất chậm, học trước thì quên sau, học o thì quên a. Tnú tức quá có khi đập bể cả cái bảng rồi bỏ ra bờ suốt lấy đá đập đầu cho tới khi đầu bị chảy máu nhằm trừng phạt mình. Tnú một lòng quyết tâm học lấy cái chữ bởi vì cán bộ quyết đã nói: “ Phải học giỏi mới làm được án bộ giỏi”. Những tính chất kiên cường này của Tnú như là việc báo hiệu trước cho chúng ta sẽ có một cán bộ giỏi giang và kiên trung.
Ba năm sau khi Tnú vượt ngục trở về ngôi làng của mình thì anh đã trưởng thành như một cây xà nu to lớn cường tráng có bộ ngực rộng và hai cánh tay thì chắc như lim. Tnú mang một vẻ đẹp riêng của con người Tây Nguyên, và giờ đây anh đã có thể lãnh đạo dân làng Xô Man đi đánh giặc. Tnú lấy Mai, một cô bé cùng học chữ với anh thủa nào và hạnh phúc trọn vẹn khi đứa con được sinh ra giống anh như đúc, đó chính là đoạn đời hạnh phúc nhất nhưng cũng bi thương nhất của Tnú.
Lần này nghe tin Tnú trở về cùng dân làng đứng lên khởi nghĩa nhưng chúng chưa làm sao để có thể bắt được Tnú, chúng lập kế hoạch bắt mẹ con Mai tra tấn cho tới khi chết, đứng ở sau gốc cây chứng kiến cảnh vợ con mình bị tra tấn thì lòng căm thù trong anh sục sôi. Mặc dù cho cụ Mết ngăn cản nhưng Tnú vẫn xông lên cứu mẹ con Mai nhưng lại không cứu được, mẹ con Mai vẫn chết còn Tnú thì bị bắt và bị chúng tra tấn một cách dã man. Chúng tẩm xăng ở mười đầu ngón tay của Tnú rồi đốt cho cháy rực như mười ngọn đuốc. Tuy là vậy nhưng mà Tnú không hề kêu rên lấy nửa một lời.
Trong cái đêm bị bắt đó Trong đêm bị giặc bắt Tnú không chỉ mất mười đầu ngón tay, không chỉ bị hành hạ nỗi đau thể xác mà anh còn vĩnh viễn mất mẹ con Mai. Nỗi đau tinh thần không bao giờ liền sẹo được. sức chịu đựng vì đau đớn, lòng căm thù sục sôi vì mất vợ con tất cả được dồn nén trong một tiếng lớn. Tiếng thét của Tnú vang dội trong đêm ấy vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn giục dã cộng đồng Xô man đứng lên quật khởi. Đêm đau thương của Tnú cũng là đêm “ rừng Xô man ao ào rung động”. có thể nói ngọn lửa căm thù từ đôi tay Tnú đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy của dân làng Xô man. Cuộc đời Tnú cũng là những trang sử của dân làng Xô man từ đau thương mất mát họ đã vùng lên chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Khi họ nhận ra chân lý thì cũng là lúc họ nhận tức được trách nhiệm cảu mình đối với sự tồn vong của quê hương đất nước.
Như vậy, khi xây dựng nhân vật thì tác giả Nguyễn Trung Thành đã soi nhân vật qua từng góc nhìn khác nhau để có thể thể hiện được vẻ đẹp hoàn thiện nhất của hình tượng. Có lẽ như chúng ta đã thấy sức hấp dẫn nhất của nhân vật đó chính là nhờ những góc soi ấy.
Đôi bàn tay của Tnú đã góp phần làm nổi bật nên tính cách và số phận của anh. Đôi bàn tay ấy cũng đã có một cuộc đời, khi nó còn lành lặn thì tập cầm phấn để học chữ, biết lấy đá đập vào đầu mỗi khi học không vào, đôi bàn tay ấy từng chỉ vào bụng mà nói với giặc là “ cộng sản đây này”, rồi đôi bàn tay ấy còn hẹn hò cầm tay Mai và cứu mẹ con Mai khi bị bọn chúng bắt đi và cũng chính trong cái đêm ấy đôi bàn tay bị giặc đốt cháy thành ngọn lửa ở trên mười đầu ngón tay.
Thời gian rồi cũng làm mờ đi những vết sẹo ở trên tay anh nhưng còn nỗi đau mất mát vợ con thì vẫn còn in hằn đó. Ngày trở về, đôi bàn tay đó cùng dân làng đứng lên để giết giặc, và trong cuộc chiến đấu thì cũng bàn tay cụt cả mười ngón kia đã bóp chể tên chỉ huy đồn giặc.
Có thể nói cuộc đời Tnú cũng là những trang sử của dân làng xô man, từ đau thương họ đã đứng lên đấu tranh và chiến thắng được cả kẻ thù, và khi họ nhận ra được chân lí đó thì cũng là lúc họ nhận được trách nhiệm của mình đối với sự tồn vong của đất nước.